Lưu ý khi tiếp nhận vốn góp của người nước ngoài

Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài hoặc tiếp nhận vốn góp của người nước ngoài trong công ty Việt Nam, công ty chỉ được giữ lại các ngành nghề kinh doanh phù hợp với các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết.

Người nước ngoài sau khi góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn để trở thành thành viên, cổ đông công ty Việt Nam được hưởng các ưu đãi đối với nhà đầu tư


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Người nước ngoài sau khi góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn để trở thành thành viên, cổ đông công ty Việt Nam được hưởng các ưu đãi đối với nhà đầu tư như được xin cấp thẻ tạm trú dài hạn 2 - 5 năm, thuộc đối tượng miễn giấy phép lao động khi làm việc trong công ty. Ngoài ra với mong muốn đứng tên sở hữu khoản vốn đã đầu tư sang Việt Nam nên người nước ngoài luôn mong được ghi nhận tên trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty Việt Nam.

Lưu ý khi thực hiện tiếp nhận vốn góp của người nước ngoài

Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài, hoặc tiếp nhận vốn góp của người nước ngoài trong công ty Việt Nam, cần lưu ý một số điểm:

Thứ nhất công ty chỉ được giữ lại các ngành nghề kinh doanh phù hợp với các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết, và phù hợp với quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ công ty không được kinh doanh dược phẩm, định giá bất động sản,...

Thứ hai công ty cần tìm hiểu quy trình góp vốn của người nước ngoài vào công ty. Người nước ngoài tất nhiên phải góp vốn bằng chuyển khoản, vậy nếu sau khi được Phòng đăng ký kinh doanh ghi nhận là thành viên, cổ đông công ty mà người nước ngoài không thực hiện góp vốn thì rủi ro công ty phải đối mặt là rất lớn. Mức phạt không đơn thuần là lỗi không góp vốn theo nghị định xử phạt về đăng ký kinh doanh mà còn bị xử phạt về sai phạm trong việc quản lý nguồn vốn đầu tư.

Thứ ba đối với các công ty đăng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng hóa, pháp luật không quy định yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký đầu tư sau khi tiếp nhận người nước ngoài là thành viên, cổ đông góp vốn tuy nhiên sẽ vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư nếu quy mô sản xuất kinh doanh thuộc trường hợp phải làm báo cáo ĐTM (Công ty Việt Nam thì được miễn đăng ký đầu tư theo Luật đầu tư 2014). Do đó công ty Việt Nam cần cân nhắc các rủi ro pháp lý khi có người nước ngoài góp vốn để tránh các phát sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Văn bản pháp luật ghi nhận việc bán cổ phần, chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

Văn bản pháp luật điều chỉnh thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài được chia làm 2 dạng: Văn bản điều chỉnh thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài và văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với lĩnh vực văn bản pháp luật thứ nhất thì: Người nước ngoài trở thành thành viên góp vốn công ty TNHH, cổ đông công ty cổ phần khi thực hiện việc góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn từ thành viên, cổ đông Việt Nam. Căn cứ pháp luật được quy định cụ thể trong nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể

- Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH do có nhà đầu tư góp vốn được quy định tại khoản 2 điều 44 nghị định 78.

- Thủ tục chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần của người Việt Nam cho người nước ngoài được quy định tại khoản 1 điều 45 nghị định 78.

Cả 2 thủ tục đều có điểm chung đó là trước khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp phải thực hiện xin Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là lý do phát sinh nhiều khó khăn nhất cho người thực hiện thủ tục hành chính.

Đối với các văn bản pháp luật điều chỉnh điều kiện kinh doanh đối với công ty có vốn nước ngoài thì rất nhiều, mỗi lĩnh vực kinh doanh đều được điều chỉnh bởi các hiệp định quốc tế, luật chuyên ngành riêng và được cơ quan nhà nước quản lý hướng dẫn chi tiết cho từng lĩnh vực.

Vướng mắc thường gặp khi bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài

- Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận chi tiết số vốn góp, cổ phần người nước ngoài được sở hữu và nội dung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khi tiếp nhận người nước ngoài là thành viên góp vốn. Do đó nếu ngành nghề doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài sau chuyển nhượng trên 50% sẽ gặp một số khó khăn sau:

Thứ nhất là việc Sở kế hoạch và đầu tư sẽ thực hiện gửi công văn hỏi ý kiến các cơ quan ban ngành theo quy định về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Thứ hai là việc Sở kế hoạch và đầu tư yêu cầu doanh nghiệp giải trình sự phù hợp về tỷ lệ % vốn của người nước ngoài với phạm vi và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và WTO.

- Sau khi có được Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thì phòng đăng ký kinh doanh có được quyền yêu cầu doanh nghiệp thực hiện việc chuyển tiền trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? Đây là nội dung còn nhiều tranh cãi trong các văn bản hướng dẫn việc góp vốn của người nước ngoài hiện hành.

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn pháp luật đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198,hoặc E-mail: [email protected],[email protected].
  2. Nội dung tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.