-->

Luật sư tư vấn: xử lý công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn cách xử lý công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Hỏi: Ngày 11/8/2009 tôi có làm việc tại công ty A, có giấy Quyết định điều động nhân sự của công ty A là tôi bắt đầu làm việc tại công trường Thủy điện Đồng Nai 4 kể từ ngày 11/8 /2009 và ký hợp đồng lần 1. Tuy nhiên do thời gian tôi đã mất hợp đồng này,đến ngày 01/3/2010 tôi ký thêm hợp đồng thứ 2 với thời gian là từ ngày 01/3/2010 đến ngày 01/03/2011 và hết hợp đồng thì tôi nghĩđi học thạc sĩ tôi có lại cơ quan đổisổ bảo hiễm xã hội nhưngcơ quan cứ hẹn hoài riết tôi nãn không đòi nữa. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì tôi cần xác nhận thời gian công tác ở cơ quan này thì cơ quan sát nhận cho tôi đã làm việc ở đây kể từ ngày 11/8 2009 đến ngày 01/3/2011,giờ thì đã có sổ bảo hiễm xã hội nhưngcơ quan chỉ đóng cho tôi từ 7/2010 đến tháng 10/2010. Như vậy thì cơ quan đã phạm luật gì trong hợp đồng có quy định là công ty phải đóng BHXH, nếu tôi đòi quyền lợi có được không? (Đình Hiệu - Đồng Nai)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội về đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng:1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;c) Cán bộ, công chức, viên chức";

Theo đó, trong suốt thời gian từ 11/8/2009 đến 1/3/2011 bạn tồn tại quan hệ lao động với đơn vị. Do đó, đơn vị có nghĩa vụ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Trường hợp, đơn vị không tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ toàn bộ thời gian trên mà chỉ tham gia đóng từ tháng 7/2010- T10/2010 tức vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nên sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể:

"Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.4. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này".

Do vậy, trong trường hợp của bạn để đảm bảo quyền lợi thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại tới trực tiếp đơn vị hoặc phòng lao động thương binh và xã hội để buộc đơn vị phải truy nộp số tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm cho bạn.

Tuy nhiên, cần xác định nghĩa vụ truy nộp bảo hiểm ở đây: Nếu trong suốt quá trình làm việc hàng tháng đơn vị vẫn trích lương của bạn để đóng nhưng thực tế không đóng thì đơn vị có nghĩa vụ truy nộp toàn bộ số tiền bảo hiểm tương ứng với số thời gian không đóng còn lại theo hợp đồng. Trong trường hợp, đơn vị không tham gia đóng cũng không trích quỹ lương hàng tháng của bạn mà hiện nay nếu bạn muốn đóng tiếp bảo hiểm cho quãng thời gian còn thiếu trên thì cả bạn và đơn vị đều có nghĩa vụ truy nộp tiền bảo hiểm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.