Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về việc đòi nợ cho doanh nghiệp.
Hỏi: Công ty V năm 2006 nợ của công ty X ở Đồng Tháp là 20 tỷ đồng. Sau khi nhậm chức tháng 3/2007, ông B, giám đốc mới không chấp nhận khoản nợ trên với lý do ông không hề biết và trong biên bản bàn giao giữa giám đốc cũ và mới khoản tiền trên không được đề cập tới.ới cương vị là giám đốc công ty X trách nhiệm của mình trong trường hợp này là gì? Hướng giải quyết pháp lý để đòi được khoản nợ? (Lâm Ngọc - Đồng Tháp)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như những thông tin mà bạn cung cấp, Giám đốc công ty V được tuyển dụng theo hợp đồng lao động. Do vậy, quyền và nghĩa vụ của Giám đốc công ty này sẽ dựa trên các nội dung mà Công ty V đã thỏa thuận với giám đốc đó. Trường hợp Công ty V nợ công ty bạn 20 tỷ đồng, trách nhiệm trả nợ thuộc về phía Công ty V chứ không phải thuộc về cá nhân cụ thể nào, trong trường hợp giám đốc mới được bổ nhiệm thì sẽ điều hành công ty theo sự chỉ đạo của Hội đồng thành viên nếu là công ty TNHH và hội đồng quản trị nếu là CTCP. Cơ cấu tổ chức mới của công ty sẽ có trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh và gánh vác nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn đã góp của công ty. Do đó, trong trường hợp này, nếu công ty bạn có đầy đủ chứng cứ, chứng từ, hóa đơn về việc Công ty V đã nợ công ty mình thì phía bên bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục kiện đòi tại Tòa. Nhưng cần lưu ý những nội dung sau:
- Thứ nhất là vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện :
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004,sửa đổi bổ sung năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong trường hợp vụ việc đã quá thời hạn thì đương sự cần lưu ý đến trường thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 161 Bộ luật dân sự hoặc thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại theo Điều 158 và Điều 162 Bộ luật dân sự.
- Thứ hai là việc nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án:
Căn cứ Điều 33, Điều 34, Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sựthì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
-Thứ ba là hồ sơ khởi kiện phải đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật:
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện:
- Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
- Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
- Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận