-->

Luật sư tư vấn về việc đòi công ty cũ trả tiền lương

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp công ty nợ tiền lương.

Hỏi: Em làm việc tại công ty X từ tháng 10/2013. Em có được ký hợp đồng, nhưng trong bản hợp đồng thì tên công ty và tên giám đốc là khác, nhưng công ty cũng không đưa hợp đồng cho em. Công ty cũng gặp khó khăn nên hàng tháng tạm ứng lương cho nhân viên. Các tháng cuối năm 2015 thì bị nợ lương nhân viên.Hàng tháng thì công ty cũng không đóng bảo hiểm cho nhân viên, xong vẫn trừ tiền bảo hiểm của nhân viên. Em làm việc ở công ty đến hết tháng 2/2016 thì em nghỉ. Nhưng công ty không thanh toán hết lương cho em, và hiện tại còn đang nợ em gần 6 tháng lương (~ 50 triệu). Sau khi em nghỉ nhân sự cũng đã gửi lại bảng nợ lương cho em qua mail, nhưng không có chữ ký xác nhận của giám đốc và công ty. Đồng thời, em cũng chưa được chốt sổ và trả sổ bảo hiểm. Tình hình hiện nay của công ty rất xấu, nhân viên nghỉ việc cũng gần hết, chỉ còn vài người. Theo em được biết thì công ty cũng không có nguồn thu. Và rất nhiều nhân viên đã nghĩ cũng bị nợ khoản tiền lương rất lớn, mà công ty chưa trả. Vậy em nhờ anh/chị tư vấn giúp em xem làm thế nào để em có thể lấy được khoản nợ từ công ty cũ ạ. Với trường hợp xấu nhất, là kiện công ty thì em có khả năng thắng kiện hay không? (Nguyễn Thanh - Hải Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012

" Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Như vậy theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày kêt từ ngày chấm dứt hợp đồng thì công ty bạn phải trả đầy đủ lương cho bạn hoặc chậm hơn trong trường hợp đặc biệt cũng không quá 30 ngày. Tuy nhiên thì từ khi bạn chấm dứt hợp đồng là 2/2016 thi công ty chưa thanh toán tiền lương cho bạn chưa chốt sổ bảo hiểm cho bạn và công ty đang trong tình trạng khó khăn, nợ lương nhân viên số tiền lớn nên để đảm bảo quyền lợi cho chính mình thì bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng cho bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự:

" Điều 31 Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hoà giải không thành hoặc không hoà giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết.3. Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.”

Với những sự kiện bạn nêu ra trong trường hợp của bạn thì khả năng thắng kiện của bạn còn phụ thuộc vào những chứng cứ chứng minh những yêu cầu của bạn có căn cứ pháp lý. Bằng chứng giúp bạn là những giấy tờ mà bạn còn giữ để xác nhận: bảng nợ lương, người làm chứng... hồ sơ bao gồm:

" Điều 164 Hình thức nội dung đơn khởi kiện:1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.3. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.”

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.