Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Hỏi: Ông bà tôi mất đi để lại một mảnh đất và không để lại di chúc. Ông bà có 04 người con là Bác trai, Bác gái 01, Bác gái 02 và mẹ tôi. Hiện giờ cũng đã mất hết. Bác trai có 01 con trai đã đi vào Nam hơn 30 năm nay chưa về quê. Bác gái 01 có 01 con gái.Bác gái 02 không có con. Mẹ tôi có 02 con (tôi và 01 em). Bác gái 02 ở lại trên mảnh đất do ông bà để lại. Tôi sống cùng bác học tập và lớn lên đi bộ đội. Mảnh đất cũng bị chiếm mât 01 phần, gia đình không có người bác lại không có con nên 10 năm sau khi tôi đi bộ đội thì bác gái lên đơn vị xin phép để tôi về sống cùng để chăm sóc bác lúc tuối già và thờ cúng tổ tiên, trông coi mồ mả và giữ gìn đất đai không bị xâm chiếm. Chị con bác gái 01 cũng mất hơn 01 năm nay. Trước khi mất không ai nói gì về chuyện đất cát thừa kế và di chúc. Không ai nói gì hay thực hiện nộp thuế nghĩa vụ với nhà nướcHiện nay các con chị về đòi chia đất đai và bảo là chị có để lại di chúc. Trong lúc bác gái 02 còn sống tôi cũng đã được nghe kể về chuyện bác gái 01 đã được ông bà chia cho 01 mảnh vườn nhưng gia đình bác bị quy là địa chủ nên đã bị thu. Hiện giờ cũng lâu năm nên những người làm chứng cũng mất hết.Đề nghị Luật sư tư vấn,di chúc để lại có hợp pháp không, ai là người được lập di chúc trong trường hợp này hiện giờ những ai là người thừa kế hợp pháp, tài sản sẽ được chia như thế nào. Trong đợt xã làm sổ đỏ cho các hộ thì tôi cũng đã được cấp sổ đỏ 400m2/2000m2 của mảnh đất đó vậy nếu phải chia tài sản thì 400m2 đó có bị tách ra chia đều không? (Thu Phương - Thanh Hóa)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại Điều 645Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế được xác định như sau: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế". Do ông bà bạnđã mất hơn 10 năm nên hiện nay đã hết thời hiệu chia di sản thừa kế, ai đang trực tiếp quản lý sử dụng di sản thừa kế thì sẽ tiếp tục quản lý sử dụng, những người thừa kế khác không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế. Khi con của chị gái bạn yêu cầu tòa án giải quyết về vấn đề chia thừa kế thì sẽ không được giải quyết, nếu bạnđang trực tiếp quản lý sử dụng di sản thừa kế thì sẽ tiếp tục quản lý sử dụng, những người thừa kế khác không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế.
Về hiệu lực di chúc của bác gái thứ nhất:Điều 646 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.Đồng thời khoản 3 Điều 667 quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc như sau:“3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.”
Theo như bạn trình bày thì bác gái 1 đã được ông bà chia cho 1 mảnh vườn tuy nhiên mảnh đất này đã bị bị thu. Có nghĩa là trong trường hợp này di sản thừa kế đã không còn nên nếu người bác gái 1 của bạn lập di chúc trên mảnh vườn được cho đã bị tịch thu thì di chúc này sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận