-->

Luật sư tư vấn về quyền lợi của người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu

Sau khi chị bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm 1,5 tháng khi chị đã đủ 55 tuổi thì chị có thể làm thủ tục xin hưởng lương hưu bình thường.

Hỏi: Tôi tên là V (nữ) sinh ngày 28/12/1961, sẽ đủ tuổi nghỉ hưu ngày 28/12/2016 (hợp đồng lao động ký với công ty là không xác định thời hạn). Thời gian tham gia BHXH là 31 năm. Ngày 15/09/2016 tôi làm đơn xin thôi việc kể từ ngày 01/12/2016, lý do để chăm sóc mẹ chồng đang bệnh nặng. Tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định không? Tôi có bị ảnh hưởng quyền lợi khi đến tuổi nghỉ hưu không? (Phạm Vy - Nghệ An)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012:

" Điều 48. Trợ cấp thôi việc: 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc".

Như vậy, trong trường hợp của chị: là hợp đồng không xác định thời hạn, để được hưởng trợ cấp thôi việc thì chị cần thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng với người sử dụng lao động và được sự đồng ý của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 điều 36, Bộ luật lao động năm 2012. Chị lưu ý, chị chỉ được chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian chị làm việc thực tế tại đơn vị này mà không được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ hai, chị có bị ảnh hưởng quyền lợi khi đến tuổi nghỉ hưu không?

Quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

" Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu:1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp...".

Như vậy, chị đủ điều kiện hưởng lương hưu theo bảo hiểm xã hội khi chị đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và đủ từ 55 tuổi trở lên. Tuy nhiên, chị dự định xin nghỉ việc sớm trước tuổi nghỉ hưu 1,5 tháng, do đó để đảm bảo quyền lợi của mình chị có thể làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm của mình theo quy định sau:

" Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội".

Sau khi chị bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm 1,5 tháng khi chị đã đủ 55 tuổi thì chị có thể làm thủ tục xin hưởng lương hưu bình thường.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.