-->

Luật sư tư vấn về ghép sổ bảo hiểm xã hội

Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động: Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động...

Hỏi: Tháng 7/2014 tôi làm ở công ty H, Công ty đóng bảo hiểm cho tôi 100% với cuốn sổ mới. Từ tháng 7/2016 tôi nghĩ việc ở đó, chuyển lên làm ở B. Công ty mới cũng đóng bảo hiểm cho tôi, tôi làm ở đây tới hiện tại đã được 2 năm. Hôm trước tôi tình cờ biết được ở công ty cũ, nơi tôi đã nghĩ việc họ vẫn đóng bảo hiểm cho tôi, mà tôi không hề hay biết. Có nghĩa là 6 tháng đầu ở công ty mới đóng cho tôi, mà cùng thời gian đó ở công ty cũ cũng đóng. 6 tháng trùng nhau đó. Tôi yêu cầu công ty tôi đang làm ghép sổ, nhưng công ty không chịu. Vậy cho tôi hỏi, thủ tục để cắt bỏ 6 tháng đóng bên công ty cũ như thế nào, để tôi có thể ghép sổ ở công ty đang làm? (Phạm Khánh - Hà Giang)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Anh có trình bày, anh phát hiện công ty trước đây anh làm việc vẫn đóng BHXH và dẫn tới việc anh có hai sổ BHXH và bị trùng 06 tháng. Để giải quyết triệt để vấn đề này buộc anh phải tự tiến hành xác minh công ty cũ hay công ty mới thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHXH.

Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ - CP quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động
người lao động:" 1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động: a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật...".

Theo quy định trên, nếu người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia.

Vậy, nếu công ty cũ vẫn thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc thì 06 tháng bị hủy sẽ là 06 tháng trong giai đoạn đóng BHXH tại công ty mới. Do đó, chúng tôi hướng dẫn anh xác định chính xác doanh nghiệp mới hay cũ phải hủy 06 tháng đóng BHXH. Anh và doanh nghiệp sẽ được cơ quan BHXH hoàn trả lại khoản tiền đóng BHXH đóng thừa theo đúng Điều 2 Quyết định 959/QĐ - BHXH: "Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trảlại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH".

Sau khi thực hiện thủ tục hoàn trả, cơ quan BHXH sẽ tiến hành thủ tục để thu hồi lại sổ BHXH và tiến hành thủ tục gộp sổ cho anh.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.