Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự...
Hỏi: Em có ký kết hợp đồng lao động với công ty thời hạn (từ 20/09/2014 - 30/06/2016). Ngày 01/06/2016 (trước thời hạn kết thúc hợp đồng). Công ty có soạn thảo và ký kết hợp đồng tái ký với em, nội dung hợp đồng có hiệu lực từ (01/07/2016-01/07/2019). Em đã ký và nhận 1 bản. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc. Trưởng bộ phận của em nghỉ việc, người mới lên thay và gửi mail thông báo cho em vào ngày 15/10/2016 với nội dung: Không tái kí hợp đồng lao động tiếp tục cho em. và yêu cầu Hạn chót ngày làm việc của em đến ngày 30/10/2016 (thời hạn 15 Ngày kể từ ngày thông báo, không có lý do cụ thể). Em xin hỏi: Thông báo bằng mail có được coi là văn bản không? Thời gian 15 ngày có đúng quy định không? Công ty em có vi phạm quy định của luật lao động trong tình huống này hay không? (Đỗ Lý - Hải Phòng)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 122 BLDS 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định".
Điều 390 BLDS 2005 quy định về đề nghị giao kết hợp đồng:
"1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.2. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh".
Điều 391 BLDS 2005 quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
"1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:a) Do bên đề nghị ấn định;b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác".
Điều 393 Bộ luật dân sự 2005 quy định về huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng: "Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng".
Theo bạn trình bày, các bên đã ký hợp đồng lao động mới (thỏa thuận có hiệu lực từ 1/7/2016 - 1/7/2017), tức NLĐ đã chấp nhận đề nghị của NSDLĐ. Vậy, chiểu theo quy định tại Điều 393 BLDS 2005 thì NSDLĐ (cá nhân có thẩm quyền) không có quyền hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Đối với trường hợp trên, bạn sẽ trực tiếp đề nghị phía đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nếu đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bạn có quyền gửi yêu cầu tới Cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu đơn vị thực hiện nội dung hợp đồng khi đến hạn.
Điều 38 BLLĐ 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:
"1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này (Là trường hợp tạm hoãn hợp đồng).2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng".
Điều 42 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
"1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước".
"Điều 200 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:...2. Toà án nhân dân."
Điều 201 Bộ Luật Lao động 2012 quy định quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động:
"1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;...".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận