Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con: 1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con,...
Hỏi: Nguyên trước đây chúng tôi trực thuộc 1 công ty lớn (tạm gọi là Trung Tâm), sau đó vì đường lối phát triển kinh doanh nên mấy sếp thành lập 3 công ty con. Và chúng tôi bị tách ra đi theo 3 công ty con này. Sau 5 năm thì các công ty con làm ăn không hiệu quả nên giờ Trung tâm sát nhập chúng trở lại. Trong thời gian đó thì chúng tôi gặp phải một số vấn đề với giám đốc công ty. Nên hiện nay, các công ty chuẩn bị giải thể nên giám đốc đó kêu chúng tôi làm đơn nghỉ việc để chuyển về công ty mẹ. Chúng tôi đang hồ nghi các vấn đề là: Nếu công ty con giải thể thì nhân viên có cần phải làm đơn nghỉ việc không? Hay là giám đốc dùng kế lừa chúng tôi làm đơn nghỉ việc để khỏi có trách nhiệm về các khoản quyền lợi, thậm chí chúng tôi muốn quay trở về lại công ty mẹ để có công việc làm trở lại? (Thu Trang - Hải Dương)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại điều 190 Luật doanh nghiệp 2014:
“Điều 190. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con:1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.………”.
Do đó, công ty mẹ và công ty con được pháp luật thừa nhận là 2 pháp nhân độc lập với nhau (công ty mẹ được coi là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông của công ty con tùy từng trường hợp tương đương với các thành viên khác phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp). Vì vậy, việc kí kết hợp đồng lao động với người lao động trong công ty con sẽ hoàn toàn độc lập với công ty. Do câu hỏi của bạn không rõ ràng nên chúng tôi chia làm 2 trường hợp:
Thứ nhất, công ty mẹ tạm thời chuyển bạn sang công ty khác làm việc
Trong trường hợp này nếu hợp đồng lao động của bạn vẫn được ký kết với công ty mẹ thì. Việc chuyển địa điểm làm việc theo sự thỏa thuận và được sự đồng ý của bạn nên sau khi địa điểm làm việc này không tồn tại nữa do công ty con giải thể thì công ty cũ có nghĩa vụ nhận trở lại bạn làm việc.
Khi này, bạn không nên làm đơn xin nghỉ việc vì như thế bạn sẽ tự đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình và Công ty mẹ không bắt buộc phải thực hiện tiếp hợp đồng lao động với bạn.
Thứ hai, bạn đã chấm dứt hợp đồng với công ty mẹ và chuyển sang ký hợp đồng mới với công ty con
Khi này, Công ty mẹ không có nghĩa vụ nhận bạn trở lại làm việc vì công ty này không quản lý lao động với bạn nữa do đó việc quay trở lại làm việc của bạn phụ thuộc vào ý chí của giám đốc công ty mẹ. Hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động từ đầu. Trường hợp này bạn có thể thực hiện như phương án Giám đốc công ty mẹ đưa ra để có thể được tiếp tục làm việc.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng khi có đơn xin nghỉ việc bạn sẽ được hưởng những chế độ như trong bài viết sau:
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận