Tôi mua biệt thự nghỉ dưỡng của công ty TNHH A là công ty con thuộc tập đoàn B và ký hợp đồng cam kết lãi suất 10% giá biệt thự mỗi năm. Nếu A bị phá sản hoặc giải thể thì B có trách nhiệm thế nào với các hợp đồng đã ký kết của A
Hỏi:Tôi mua biệt thự nghỉ dưỡng của công ty TNHH A là công ty con thuộc tập đoàn B và ký hợp đồng cam kết lãi suất 10% giá biệt thự mỗi năm. Nếu A bị phá sản hoặc giải thể thì B có trách nhiệm thế nào với các hợp đồng đã ký kết của A (Thảo Vân - Hà Nam)
Theo khoản 1điều 73 mục 2 luật Doanh nghiệp 2014 quy định
"Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần".
Căn cứ vào quy định này thì chủ sở hữucủa công ty TNHH Achịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp còn đối với công ty thì sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ của công ty. Như vậy Công ty TNHH Achỉ có trách nhiệm hữu hạn trả nợtrong vòng số vốn góp đối với các khoảnnợ khi phá sản.
Mặt khác, bạn hỏi Tập đoàn Bcó chịu trách nhiệm liên đới với các khoản nợ của Ahay không?
Thứ nhất, theo điều 190 luật doanh nghiệp 2014
"Điều 190. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.
3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh, công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại".
Thứ hai, dù Tập đoàn Bcó chịu trách nhiệm liên đớithì nó vẫn nằm trong số vồn góp mà Tập đoàn Bgóp vào Achứ nó không trách nhiệm trả các khoản nợ vô hạn ( trả tất cả các khoản nợ).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận