Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...
Hỏi: Tôi là A cho tôi hỏi một vấn đề liên quan đến việc thành lập một doanh nghiệp xã hội. Tôi và một người bạn sắp tới sẽ cùng góp vốn thành lập doanh nghiệp xã hội, chúng tôi bỏ vốn bằng nhau.Tuy nhiên khi đứng tên chủ doanh nghiệp chỉ có một thôi đúng không ạ? Có trường hợp hai người đều được đứng tên không? Và như thế quyền hạn và nghĩa vụ mỗi người cũng sẽ khác hay như thế nào? (Tuấn Anh - Hà Nội)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Như anh trình bàyở trên, anh và bạn muốn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên và không biết ai sẽ là chủ sở hữu doanh nghiệp.Ởđây có thể khẳngđịnh anh và bạnđều là chủ sở hữu của Doanh nghiệp, trên tinh thầnLuật Doanh nghiệp 2014 chủ sở hữu của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là cá nhân / tổ chức góp vốn được gọi là "Thành viên góp vốn".Đối với việcđứng tên trong giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh thì không có mục chủ doanh nghiệp mà chỉ cóđại diện theo pháp luật.Ởđây có thể bạn nhầm lẫn giữa ngườiđại diện theo pháp luật và chủ sở hữu doanh nghiệp.
Theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 13Luật Doanh Nghiệp 2014 thì Công ty TNHH có thể có một hoặc nhiều ngườiđại diện theo pháp luật. Nếu cả hai bạnđều muốn làm ngườiđại diện theo pháp luật của Công ty có thể yêu cầu trong quá trình xin cấp Giấyđăng ký kinh doanh.
Đại diện theo pháp luật trong Giấyđăng ký kinh doanh có thể là chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc không. Và Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể làmđại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp hoặc không theo nhu cầu của bản thân và quyđịnh của pháp luật.
Theo quyđịnh tạiĐiều 14 Luật Doanh nghiệp thì ngườiđại diện theo pháp luật có trách nhiệm sau:
"1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này."
Như vậy, trong trường hợp này anh và bạn anh cùng góp thành lập công ty với tỷ lệ phần vốn bằng nhau, như vậyhai người đều được xem là thành viên của công ty và đồng sở hữu công ty. Do đó, ở đây ai đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và là người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ do các bên thỏa thuận hoặc hai người sẽ cùng là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều 14 luật doanh nghiệp 2014.
Anh lưu ý, ai là người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh danh thì người đấy là chủ sở hữu công ty mà chỉ thể hiện đấy là người đại diện theo pháp luật của công ty, nhân danh công ty thực hiện các giao dịch với đối tác. Còn chủ sở hữu công ty là người bỏ vốn thành lập công ty.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận