-->

Thực hiện thủ tục nào để rút tên ra khỏi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thủ tục để rút tên ra khỏi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Hỏi: Năm 2012 tôi và hai người bạn thân cùng thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn về truyền thông sự kiện. Sau hai năm hoạt động, đến tháng 8 năm 2014, tôi có rút khỏi hoạt động kinh doanh của công ty (nhưng chưa rút tên trên Đăng ký kinh doanh). Tháng 6/2015 thì một trong haingười bạn có nhờ tôi đứng tên để đăng ký mộtchiếc xe ô-tô do người bạnấy mới mua (để có biển Hà Nội, vì bạn tôi là người ngoại tỉnh). Gần đây, người bạnnày có nhờ tôi làm mộtsố thủ tục để công ty có thể vay tiền ngân hàng bằng cách: tôi- dưới danh nghĩa chủ chiếc ô-tô, cũng là thành viên củacông ty (vì trên giấy tờ vẫn còn tên), sẽ làm thủ tục để chuyển chiếc xe trở thành tài sản công ty, từ đó công ty sẽ dùng chiếc xe làm tài sản đảm bảo để vay ngân hàng. Bản thân tôi vốn khôngmuốn liên quan đến bất cứ hoạt động nào của công ty, và cũng muốn rút tên từ lâu nhưng vì chưa có thời gian làm. Nay bị nhờ như vậy thấy rất ái ngại vì vẫn là chỗ anh em. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp tôi làm theo người bạnnói thì trách nhiệm của tôi ở đây sẽ như thế nào? và có giải pháp nào để tôi vừa có thể giúp bạn, vừa đảm bảo khôngbị liên lụy trách nhiệm đến bản thân. Thứ hai là cho tôi hỏi về thủ tục để rút tên khỏi đăng ký kinh doanh? (Cao Bảo - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Khương Thị Thu Hà - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về câu hỏi thứ nhất,giấyđăng ký xe là giấy tờ Nhà nước cấp cho chủ sở hữu xe để công nhận quyền sở hữu của người đó đối với chiếc xe. Giấy đăng ký xe là giấy tờ chứng minh quyền tài sản và là căn cứ để chủ sở hữu xe thực hiện các quyền của chủ sở hữu theo Điều 164 Bộ luật Dân sự: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.Việc đứngtên một chiếcxe ôtôgiúp ngườikhác dùvớimụcđíchgìcũng đềugặprấtnhiềurủiro. Pháp luật không thừa nhận việc đứng tên thay. Cho nên trong trường hợp bạndưới danh nghĩa chủ chiếc ô-tô, cũng là thành viên củacông ty (vì trên giấy tờ vẫn còn tên), làm thủ tục để chuyển chiếc xe trở thành tài sản công ty, từ đó công ty sẽ dùng chiếc xe làm tài sản đảm bảo để vay ngân hàng thì bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các giao dịch của mình!

Tuy nhiên bạn cũng có thể quan tâm đến trường hợp Hợpđồng bảolãnh theo quyđịnh tạiĐiều361 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 về Bảo lãnh:

Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Theođó,người bạn của bạn sẽ trở thành bênbảo lãnh cho bạn, cam kết với ngân hàng (bên có quyền - bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (làbạn)nếu đến thời hạn mà bạn không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng, tuy nhiên bạn cần lưu ý việc thỏa thuận bảo lãnh này thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bạn không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình (tuy nhiên rủi ro ở điểm bạn cũng cần chứng minh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình bạn nhé).Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Văn bản bảo lãnh trong trườnghợpnàyphải được công chứng hoặc chứng thực. Trong hợpđồng bảolãnh,bên bảo lãnh phảicam kết bảo lãnhtoàn bộ nghĩa vụ cho Bên được bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại...

Về câu hỏi thứ hai,côngty TNHH có 2 thành viên trở lên vàbạn là một thành viên của công ty.Khi bạn muốn rút tên ra khỏi công ty, bạn phải thông báo chuyển nhượngg phần vốn gópp của mình theo luật định tạiĐiều 53 Luật doanh nghiệp 2014).Sau đó làm thủ tục thay đổi thành viên và chuyển nhượng vốn góp đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Điều 53: Quyđịnh về chuyển nhượng phần vốn góp:

Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họtrongcông tyvớicùng điều kiện;

b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lạiquy địnhtại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hếttrongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.