Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn...
Hỏi: Bố tôi đã có vợ và 04 người con, mẹ tôi có một người con trai riêng. Bố mẹ tôi sinh ra tôi năm 1982 và anh trai tôi năm 1988. Năm 1992 bố mẹ tôi cùng ba anh em tôi ra cẩm phả làm ăn. Sau nhiều năm bố mẹ tôi mua được một mảnh đất và dành dụm được một ít tiền, tôi xin hỏi khi ra tòa giải quyết mẹ tôi và anh em tôi có được chia tài sản không? (Thái Tuấn - Hà Nam)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp bố củabạn đã đăng ký kết hôn với người vợ trước và họ có 4 người con, bố của bạn chưa ly hôn người vợ trước mà đã chung sống với mẹ của bạn và sinh ra bạn năm 1982 và em trai của bạn năm 1988. Đến năm 1992 người vợ trước của bố bạn mất, và bố mẹ bạn vẫn chung sống với nhau nhưng hai người cũng không đi đăng ký kết hôn. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao thì trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng được coi là hôn nhân thực tế khi: hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3/1/1987 và phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn. Do vậy, bố mẹ bạn chung sông với nhau từ năm 1982 đến năm 1992 trong khoảng thới gian này bố của bạn đã có đăng ký kết hôn với người vợ trước do vậy trường hợp của bố mẹ bạn không được coi là hôn nhân thực tế, hơn nữa từ sau năm 1992 bà vợ cả của bố bạn mất cho đến nay bố mẹ bạn cũng không đi đăng ký kết hôn để xác nhận tình trạng hôn nhân của hai người, cho nên trường hợp của bố mẹ bạn không phải là vợ chồng của nhau. Và tên của mẹ bạn trong sổ hộ khẩu là vợ và tên của anh em bạn không là căn cứ để xác nhận quan hệ của bố mẹ bạn là quan hệ vợ chồng hợp pháp.
Tuy nhiên trong quá trình chung sống với nhau bố mẹ bạn mua được lô đất xây nhà 2 tầng đồng thời tiết kiệm được một khoản tiền, nhưng sổ đỏ bố bạn đứng tên và tiền bố bạn cầm, trong khi đó quan hệ của bố mẹ bạn không phải là quan hệ vợ chồng hợp pháp, do vậy căn cứ theo quy định Điều 14, Điều 15, Điều 16 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về giải quyết hậu của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn như sau: "Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.2. Trongtrường hợpnam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn".
"Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hônQuyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con".
"ĐIều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chông sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi íchhợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động cóSổ đỏ bố bạn đứng tên, tiền tiết kiệm bố bạn giữ nhưng tài sản đó là tài sản mà cả bố và mẹ của bạn cùng tạo dựng lên trong quá trình chung sống cùng nhau do vậy khi ra tòa giải quyết thì mẹ của bạn được chia tài sản. Việc chia tài sản giữa bố và mẹ của bạn được giả quyết theo sự thỏa thuận giữa bố mẹ bạn, trong trường hợp không thỏa thuận được thì việc chia tào sản được thực hiện theo quy đinh tại Điều 216 Bộ luật dân sự năm 2005 về sở hữu chung theo phầnvà Điều 224 Bộ luật dân sự năm 2005 về chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung".
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Do tài sản này là tài sản của bố mẹ bạn nên anh em của bạn cũng như bốn người con của bố của bạn không được chia tài sản trương trường hợp này. Anh em bạn chỉ được chia tài sản trương trường hợp được thừa kế khi bố mẹ của bạn mất.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận