Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với ...
Hỏi: Tôi năm nay 33 tuổi hiện đang làm việc cho một công ty vốn đầu tư nước ngoài. Công việc của tôi là lắp ráp và hàn board mạch điện tử. Thời gian làm việc của tôi được 5 năm. Tôi được phụ cấp độc hại hàng tháng là 1,2 triệu. Vậy tôi muốn đi khám sức khỏe để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp có được không? Khám ở đâu? Công ty tôi có đo môi trường làm việc nhưng không thông báo kết quả với nhân viên, tôi e có điều không minh bạch ở đây. Trung bình mỗi tháng tôi hàn 1/2kg chì và hóa chất. Khi tôi lãnh chế độ bệnh nghề nghiệp như vậy tôi có còn được hưởng trợ cấp 1,2 triệu của công ty không? (Nguyễn Đình - Hà Nam)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định Thông tư 12/2006/TT-BYT hiện hành, để khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp, bạn cần có hồ sơ như sau:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động.
- Hồ sơ sức khỏe của người lao động bao gồm hồ sơ khám sức khỏe tuyển dụng và hồ sơ khám sức khỏe định kỳ.
- Kết quả giám sát môi trường lao động mới nhất (không quá 24 tháng kể từ ngày đo) theo mẫu số 1 quy định tại Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế về quản lý vệ sinh lao động quản lý sức khỏe bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/BYT-TT); đối với bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vi sinh vật, ngoài kết quả giám sát môi trường lao động phải có đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp các yếu tố vi sinh vật theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
- Hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp theo biểu mẫu 4a của Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998 của liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp (nếu có) (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
Căn cứ vào thông tin nêu trên, khi đi khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp, bạn cần có giấy giới thiệu của công ty, đồng thời cần có kết quả giám định môi trường lao động mới nhất mà bên phía công ty đã tiến hành đo đạc, kiểm tra. Việc khám, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp phải dựa trên kết quả giám sát môi trường lao động, yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp và kết quả khám sức khỏe định kỳ của cơ sở lao động do phòng khám bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trung tâm y tế các Bộ, ngành; các viện; các bệnh viện có khoa bệnh nghề nghiệp ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh thực hiện. Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp được sử dụng con dấu của đơn vị chủ quản để xác nhận và giao dịch trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến sức khỏe và bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động 2012, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:
"Điều 144 – Bộ luật lao động 2012. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. 2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này".
"Điều 145 – Bộ luật lao động 2012. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. 2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này".
Về việc hưởng phụ cấp độc hại, bạn vẫn sẽ được công ty chi trả như bình thường vì đây là nghĩa vụ của công ty. Căn cứ vào Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH về việc chi trả phụ cấp bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động, người sử dụng lao động phải chi trả bằng hiện vật cho người lao động mà không được quy đổi ra tiền. Tuy nhiên do nhu cầu của người lao động nên trên thực tế người sử dụng lao động sẽ trả tiền mặt cho người lao động. Khoản chi trả phụ cấp độc hại và bồi thường của công ty là hai khoản tách biệt hoàn toàn khác nhau. Khỏan chi trả do BHXH trả là quyền lợi mà anh được hưởng do đóng BHXH bắt buộc.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận