bệnh nghề nghiệp
Hỏi: Hiện tại em là tài xế xe nâng của công ty nước ngoài sản xuất thức ăn gia súc chi nhánh ở Việt Nam. Do thời gian làm việc mỗi ngày 8 tiếng trên xe nâng. Gần đây công ty có cho đi khám sức khỏe và đã phát hiện ra bệnh thoát vị đĩa điệm không chỉ riêng mình em chung ca của em vẫn có người bị giống em vì làm việc cho công ty nước ngoài không có thời gian nghỉ giải lao, lên xe rồi hết giờ mới được xuống, lại làm ca đêm nữa. Nhưng sau thời gian này em có một vấn đề là mất ngủ suy nghỉ nhiều về đêm cảm giác lo lắng, cho nên em đã đi khám bác sĩ ở bệnh viện nhiệt đới và đã có kết luận của bác sỉ là bệnh trầm cảm cần phải điều trị tại nhà. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu em xin nghỉ việc để điều trị tại nhà thì em có được công ty chi trả tiền bệnh nghề nghiệp không bác sĩ và các khoản chi phí khác nếu có. (Lý Bình - Hà Nội)
Luật gia Lưu Thị Ngọc Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định của pháp luật, để có thể là bệnh nghề nghiệp, bệnh đó phải đáp ứng đủ hai điều kiện: (1) phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động; và (2) phải thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp (Điều 143 Bộ luật Lao động 2012). Danh mục bệnh nghề nghiệp hiện được quy định trong các văn bản Thông tư Liên bộ số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Thông tư Liên bộ số 29-TTLB, Quyết định số 167/BYT-QĐ, Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT, Thông tư 42/2011/TT-BYT,và.Theo đó, bệnh thoát vị đĩa đệm và trầm cảm đều không thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp và bạn không được hưởng chế độ đối với bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, nếu bạn xin nghỉ để điều trị tại nhà và muốn được chi trả một khoản hỗ trợ trong thời gian nghỉ, bạn cần đàm phán với công ty. Nếu không được công ty chấp nhận, công ty sẽ không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào, tuy nhiên, kể cả khi đó bạn vẫn có thể nghỉ điều trị theo chế độ nghỉ ốm nếu có bạn có đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, trầm cảm thuộc danh mục bệnh cần điều trị dài ngày quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT, bạn có thể nghỉ và được bảo hiểm chi trả 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc trong vòng tối đa 180 ngày/năm (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần). Nếu hết 180 ngày mà bạn vẫn cần điều trị thì sẽ chỉ được chi trả từ 50%-65%. Lưu ý, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận