-->

Luật sư tư vấn: căn cứ đòi tiền lương cho người lao động

Nguyên tắc trả lương:Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Hỏi: Trong trường hợp công việc của bạn không thuộc trường hợp được kí kết bằng lời nói thì bạn cần viện dẫn các chứng vứ chứng minh giữa bạn và công ty có tồn tại quan hệ lao động để yêu cầu công ty trả đủ lương.Chẳng hạn: bạn có thể tìm đến các đồng nghiệp cũ nhờ họ làm chứng bạn có làm việc tại công ty hoặc các giấy tờ, văn bản trao đổi giữa công ty và bạn. Khi chứng minh được có quan hệ lao động thì công ty sẽ phải có nghĩa vụ trả đủ lương cho bạn. Tôi cũng đã thử tìm đến các đồng nghiệp cũ để liên hệ làm chứng và yêu cầu công ty đã đủ lương cho Tôi,nhưng không có ai dám đứng làm chứng và mọi quyền lợi của chúng tôi đều bị phía công ty bác bỏ. Còn vấn đề các chứng từ văn bản giữa người lao động và công ty thì không có.Vậy tôi phải làm sao trong trường hợp này? (Đỗ Vui - Thanh Hóa)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bộ luật lao động 2012 quy định về hình thức của hợp đồng lao động như sau

"Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động:1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói"

Như vậy, pháp luật quy định hợp đồng lao động bắt buộc phải được lập thành văn bản trừ trường hợp công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Vì bạn không cung cấp thời gian bạn đã làm việc cho công ty nên chúng tôi chia trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu công việc mà bạn đã làm cho người sử dụng lao động có thời hạn trên ba tháng mà công ty không lập hợp đồng bằng văn bản thì chế tài áp dụng đối với công ty đó là bị xử lý vi phạm hành chính với số tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

"Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động:1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này".

Trường hợp 2: Nếu công việc bạn làm cho công ty có thời hạn dưới 3 tháng thì bạn buộc phải chứng minh là giữa bạn và người sử dụng lao động có giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Nếu có việc giao kết hợp đồng lao động mà công ty vẫn không trả lương thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định sau:

"Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương:3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao độngb) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên"

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.