-->

Luật quy định thế nào về việc vi phạm hợp đồng đặt cọc?

Hợp đồng đặt cọc được thành lập bằng văn bản và kí kết giữa hai bên bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc theo điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Hỏi: Chúng tôi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà đất tại Thị trấn Đồng Văn, khi ký kết thì hai bên không có gì vướng mắc.Tuy nhiên sau một tuần khi tôi mang tiền đến theo thoả thuận thì bên bán bảo không bán nữa (mặc dù tôi đã dùng tình cảm để thuyết phục). Đến nay thời gian hợp đồng đặt cọc sắp hết (14/11/2015). Gia đình bên bán là hai vợ chồng đứng tên trong sổ hồng, người vợ đã chết cách đây 3 năm, hiện tại còn hai đứa con (1 trai và 1 gái đã trưởng thành nhưng chưa có gia đình). Luật sư tư vấn, luật quyđịnh như thế nào về trườnghợp này?(Vũ Hải Hòa - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Thứ nhất, hợp đồng đặt cọc được thành lập bằng văn bản và kí kết giữa hai bên: bên quý khách và bên bán là có hiệu lực, theo điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005(người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện). Việc người vợ đã chết cách đây 3 năm không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng đã kí kết trên, bởi lẽ tại thời điểm kí kết người vợ đã chết, người chồng đứng tên trong sổ hồng (còn sống) vẫn có ý chí muốn giao kết hợp đồng với quý khách hàng.

Thứ hai, theo như lời kể của quý khách, quý khách mang tiền đến trước thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên bán lại không đồng ý bán nữa.Hành vi này của bên bán đãvi phạm hợp đồng đặt cọc. Vì bất cứ lí do gì, nếu như không có thỏa thuận trong hợp đồng, hành vi của bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm theo điều 358 Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể như sau:

“Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Trong tình huống này,mức phạt cọc sẽ được đưa ra và ''bên bán phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc''. Tức, thỏa thuận giữa bên quý khách hàng và bên bán trong hợp đồng với số tiền đặt cọc là bao nhiêu thì nay, bên bán phải hoàn trả lại khoản tiền đó, và cộng thêm 1 khoản tươngđương.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.