Lịch sử hình thành và phát triển của Viện Kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát ra đời và phát triển gắn liền với nhiệm vụ buộc tội và nhiệm vụ chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên theo lịch sử của từng giai đoạn sự nổi trội của từng nhiệm vụ có những lúc khác nhau.

Viện kiểm sát trở thành độc lập từ ngày 29 tháng 4 năm 1958. Ngày 1tháng 7 năm 1959 Chính phủ ban hành Nghị định 256 - TTg quy định chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát: Thực hành quyền công tố; trực tiếp điều tra tội phạm; giám sát việc chấp hành luật pháp trong công tác điều tra của các cơ quan điều tra; giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xét xử của các tòa án...
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khi mới ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiệm vụ buộc tội và giám sát việc tuân thủ pháp luật gắn liền với hoạt động của các cơ quan xét xử (Tòa án Quân sự). Theo Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 và của Sắc lệnh số 131 và số 51, chức năng công tố được giao cho biện lý, phó biện lý của tòa án đệ nhị cấp, cho chưởng lý, phó chưởng lý, tham lý của tòa thượng thẩm. Các chức danh này được gọi chung là thẩm phán buộc tội. Theo Sắc lện 13, tổ chức tòa án gồm có: Tòa án sơ cấp, Tòa án đệ nhị cấp và Tòa án thượng thẩm. Tòa án đệ sơ cấp được thành lập ở huyện, phủ châu không có biện lý. Tòa án đệ nhị cấp có một Chánh án, và một biện lý thực hành quyền công tố. Tòa án này được thành ở cấp tỉnh, và các thành phố trực thuộc trung ương. Tòa Thượng thẩm được tổ chức ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ. Trong thành phần của Tòa Thượng thẩm có một chưởng lý, một hay nhiều Phó Chưởng lý, và nhiều Tham lý. Số lượng cụ thể các chưởng lý, phó chưởng lý và tham lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định. Chưởng lý, Phó Chưởng lý và Tham lý ngồi ghế công tố thực hành quyền công tố nhà nước, truy tố các bị can ra tòa bằng các bản cáo trạng.

Viện kiểm sát trở thành độc lập từ ngày 29 tháng 4 năm 1958. Ngày 1tháng 7 năm 1959 Chính phủ ban hành Nghị định 256 - TTg quy định chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát: Thực hành quyền công tố; trực tiếp điều tra tội phạm; giám sát việc chấp hành luật pháp trong công tác điều tra của các cơ quan điều tra; giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xét xử của các tòa án; giám sát việc thi hành các bản án; trong một số vụ án dân sự quan trọng, Viện kiểm sát có quyền khởi tố và tham gia tố tụng; giám sát việc chấp hành luật pháp trong hoạt động của các cơ quan giam giữ và cải tạo. từ trung ương xuống địa phương ngành công tố tách khỏi hệ thống tòa án và Bộ Tư pháp. Viện công tố trung ương có trách nhiệm như một bộ. Ở địa phương, Viện công tố là một cơ quan chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính cùng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Viện Công tố trung ương. Hệ thống Viện Công tố từ trung ương đến địa phương gồm có: Viện Công tố trung ương; Viện Công tố phúc thẩm Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Viện Công tố tỉnh, thành phố, đặc khu Hồng Quảng và khu đặc biệt Vĩnh Linh; Viện Công tố huyện, thị trấn và cấp tương đương.

Viện kiểm sát với nghĩa gần như hiện nay được hình thành từ Hiến pháp năm 1959, từ việc tách chức năng thẩm phán buộc tội khỏi thành phần thẩm phán xét xử của các tòa án của Hiến pháp năm 1946. Viện kiểm sát một thiết chế đặc thù của hệ thống xã hội chủ nghĩa của hệ thống bao cấp tập trung. Viện kiểm sát có chức năng căn bản là kiểm sát chung, sau đấy là kiểm sát tư pháp: kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát việc thi hành án. Từ chức năng cơ bản này mới sinh ra chức năng buộc tội. Mà đã là lời buộc tội (trong bản cáo trạng) thì bao giờ cũng là đúng, Toà án chỉ được tuyên án theo cáo trạng của Viện kiểm sát. Cũng từ đây không những Viện Kiểm sát trong khi xét xử giữ quyền công tố buộc tội, mà còn có cả quyền giám sát hoạt động xét xử của chính phiên toà, mà Viện Kiểm sát đang đóng vai trò là người buộc tội.

Điều 105 của Hiến pháp năm 1959 quy định:

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.

Điều 138 của Hiến pháp năm 1980: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, đảm bảo pháp luật được cháp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trong các quy phạm Hiến pháp của Nga, cũng như của chúng ta, chức năng công tố không được ghi nhận. Mãi đến Hiến pháp năm 1980 và của Hiến pháp năm 1992 chức năng công tố buộc tội mới được ghi nhận cho Viện kiểm sát, nhưng cũng được đặt sau chức năng kiểm sát chung. Hay nói một cách khác buộc tội - công tố là chức năng đi kèm theo, phái sinh từ chức năng kiểm sát chung.

Hiến pháp năm 1980 quy định:

“Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình".

Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân không thay đổi theo quy định của Hiến pháp năm 1992. Sự thay đổi địa vị pháp lý của Viện kiểm sát chỉ xẩy từ quy định của Nghị quyết sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992 năm 2001.

Sau bao nhiêu năm trăn trở, nay theo quy định Hiến pháp sửa đổi, Viện Kiểm sát không còn chức năng cơ bản của nó nữa là kiểm sát chung – mà chúng ta gọi chủ yếu là kiểm sát văn bản, mà cho đến nay không ít người trong Viện Kiểm sát vẫn còn là nuối tiếc. Cũng nên được nhấn mạnh, theo quy định của Hiến pháp này, chức năng công tố lại trở thành chức năng chính, và chức năng kiểm sát tư pháp, còn rơi lại, lại được lật ngược thành chức năng đi kèm. Thực ra vấn đề bỏ chức năng kiểm sát chung (kiểm sát văn bản của các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội) đã được đặt ra ngay từ thời kỳ thay đổi Hiến pháp năm 1980 thành Hiến pháp thời kỳ đổi mới năm 1992. Vì chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát có nhiều điểm chung với chức năng của Thanh tra Nhà nước.

- Công tác kiểm sát điều tra là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của các cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Công tác kiểm sát điều tra nhằm bảo đảm cho mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được điều tra đầy đủ, chính xác và xử lý kịp thời, khách quan, không để lọt người phạm tội và không làm oan người vô tội. Công tác kiểm sát điều tra nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt động điều tra phải được tiến hành khách quan, đầy đủ, toàn diện, chính xác và đúng pháp luật, không để cho người nào bị bắt, bị giam, bị hạn chế các quyền công dân một cách trái pháp luật. Hoạt động điều tra nhằm xác định một cá nhân có tội hay không có tội, đáng phải truy tố trước pháp luật hay không. Công tác kiểm sát điều tra nhằm bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bất kỳ công dân nào cũng phải có căn cứ và hợp pháp, bảo đảm cho việc truy tố, xét xử của Viện kiểm sát và Tòa án đúng người, đúng tội, trên cơ sở làm rõ những tình tiết và chứng cứ phạm tội.
Vì vậy, khi tiến hành công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan điều tra; phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định pháp luật. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; kiểm sát các hoạt động của cơ quan điều tra và đề ra các yêu cầu đối với cơ quan điều tra hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra khi xét thấy cần thiết vv...

- Công tác kiểm sát xét xử là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử của Tòa án, thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm cho việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh (Điều 15 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
1992). Khi tiến hành hoạt động kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền thực hành quyền công tố trước Tòa án nhân dân cùng cấp, yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp hoặc cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự cần thiết cho công tác kiểm sát xét xử; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp và dưới một cấp nếu phát hiện thấy có sự vi phạm pháp luật; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi phát hiện có sự vi phạm pháp luật, hoặc theo thủ tục tái thẩm khi phát hiện có những tình tiết mới mà pháp luật quy định (Điều 16 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992).

Như vậy, trong hoạt động kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tham gia với hai tư cách: Công tố viên Nhà nước, tiến hành tố tụng và kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong hoạt động xét xử.

Trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án nhân dân; yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần phải làm sáng tỏ để bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ án; khởi tố những vụ án dân sự theo quy định của pháp luật; tham gia phiên tòa xét xử những vụ án mà Viện kiểm sát đã khởi tố hoặc kháng nghị đối với những vụ án khác, Viện kiểm sát nhân dân có thể tham gia tố tụng vào bất cứ giai đoạn nào, nếu thấy cần thiết; yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự (Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992). Đồng thời khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị với Tòa án nhân dân cùng cấp hoặc cấp dưới khắc phục những vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử; kiến nghị với cơ quan tổ chức, đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

- Công tác kiểm sát thi hành án là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân đối với Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân, nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời. (Điều 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992).

Thi hành bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân là một giai đoạn có vai trò cực kỳ quan trọng, bảo đảm sự chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời và đúng pháp luật bản án đã có hiệu lực. Nó góp phần vào việc khẳng định uy tín của Tòa án nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong hoạt động kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án; thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân có quyền trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, của chấp hành viên trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cũng như việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án. Viện kiểm sát nhân dân còn có quyền kháng nghị với Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; yêu cầu xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính người vi phạm pháp luật. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân khởi tố về mặt hình sự, hoặc khởi tố về mặt dân sự theo quy định của pháp luật.

- Công tác kiểm sát việc giam giữ và cải tạo là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân đối với cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc giam, giữ và cải tạo, nhằm bảo đảm cho việc giam, giữ và cải tạo được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ giam, giữ và cải tạo được chấp hành nghiêm chỉnh, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị giam, giữ và cải tạo và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng (Điều 22 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992).

Khi thực hiện công tác giam, giữ và cải tạo, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiểm sát trực tiếp một cách thường kỳ hay bất thường tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại cải tạo; kiểm tra tài liệu, hồ sơ của cơ quan, đơn vị cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm giam, giữ và cải tạo; gặp, hỏi người bị giam, giữ và cải tạo; tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc giam, giữ và cải tạo; yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi giam, giữ và cải tạo kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới, người có trách nhiệm thông báo tình hình giam, giữ và cải tạo; trả lời về văn bản, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc giam, giữ và cải tạo; quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ và cải tạo không có căn cứ và trái pháp luật; kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ văn bản, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật. Trong trường hợp nhân viên làm công tác giam, giữ và cải tạo phạm tội thì truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình


Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].