-->

Làm thế nào khi công ty không trả lương sau khi thôi việc?

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Hỏi: Em làm việc ở một conng ty chuyển phát nhanh. Em đã làm đơn xin thôi việc và được giám đốc đồng ý. 30 ngày sau khi viết đơn em nghỉ việc. Công ty có nợ 1 tháng lương. Nửa tháng sau khi nghỉ việc, kế toán gọi em lên để xác nhận công nợ, và em đã sạch công nợ. Nhưng công ty không chịu trả một tháng lương của em, vậy e phải làm thế nào? (Xuân Trường - Tuyên Quang)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 2 điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định "Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày."

Như bạn đã trình bày bạn bắt đầu thôi việc từ ngày 25/12/2015 đến nay là 29/02/2016 tức là 2 tháng 6 ngày kể từ ngày bạn bắt đầu thôi việc mà công ty vẫn chưa thanh toán tiền nợ lương một tháng cũng như hai tháng lương tiền cọc cho bạn, như vậy theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động nêu trên công ty đã vượt quá thời hạn tối đa 37 ngày thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi người lao động theo quy định của pháp luật. Như vậy công ty của bạn đã vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Để giải quyết vấn đề, bảo vệ quyền lợi của bạn, có thể tư vấn cho bạn như sau: Căn cứ theo điều Điều 31 Bộ luật Tổ Tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 về Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động”.

Đối với tranh chấp của bạn là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động không thuộc trường hợp không phải qua hòa giải viên lao động vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bạn cần tiến hành các công việc sau:

- Gửi đơn đến công ty yêu cầu công ty thanh toán nợ lương và đưa ra một thời hạn nhất định nếu hết thời hạn đó mà công ty không thanh toán thì bạn gửi đơn đến sở lao động thương binh và xã hội yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết.

- Sau thời hạn 5 ngày nếu hòa giải viên lao động không giải quyết hoặc hòa giải không thành thì bạn có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công ty đóng trụ sở giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.