Nếu đã qua hai cấp xét xử là tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh mà chưa được xét xử khách quan, người tham gia tố tụng có quyền kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Hỏi: Bố em trước đây lấy vợ cả sinh được 2 chị gái, đến năm 1984 ly hôn, tòa án huyện đã có quyết định thuận tình ly hôn, cho bà cả một căn nhà 3 gian và 2 con lợn (mặc dù nhà đó là nhà của ông nội em để lại), và bố em lấy mẹ e sinh được 3 con (1 gái, 2 trai).Vì vẫn ràng buộc với 2 đứa con gái nên bố em vẫn để bà cả quản lý đất đai làm ruộng đất ở quê, lúc này đất đai vẫn trong HTX quản lý, đến năm 1992 HTX tan rã mấy anh trai trong gia đình bố em nhận đất về làm và chia tài sản thừa kế giữa 3 anh em trai, lúc này sổ đỏ mang tên chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố em.Đến 2006, có luật đất đai mới, kê khai ruộng đất, bà cả ở nhà tự ý đi kê khai mà không báo cho bố của em, vì lúc này bố của em đã chuyển hộ khẩu ra ngoài thị xã công tác, lúc này tên chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố em và bà vợ cả. Đến năm 2010, bà cả đòi bắt phải cho 2 con trai phụng dưỡng bà suốt đời, và bắt bố em làm giấy cho bà đấy, ngoài ra còn đòi chia các đám ruộng theo yêu cầu để làm (vì lúc này bà vợ hai cũng được làm 2 đám).Vậy các anh chị xin hãy tư vấn cho em được biết làm thế nào đểbố em lấy lại đất mà ông nội để lại cho bố em.Vậy đã ly hôn rồi mà vẫn được đứng tên sổ đỏ sao? (Hoàng Hà - Cao Bằng)
Luật gia Phan Thùy Dung - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 283 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) quy định."Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật".
Điều 284 BLTTDS quy định.Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm: "1. Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.2. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này".
Điều 285 BLTTDS quy định người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: "1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện".
Theo như nội dung thư mà bạn trình bày thì quyền sử dụng đất hiện đang có tranh chấp vốn thuộc quyền sở hữu của bố bạn. Năm 2010, bố bạn có phân chia quyền sử dụng đất này cho 2 bà vợ tuy nhiên chỉ là phân chia quyền sử dụng, không phải là chuyển nhượng quyền sở hữu đối với tài sản này. Do vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì trong trường hợp này, 2 bà vợ chỉ có quyền sử dụng, canh tác trên diện tích đã được phân chia mà không có quyền được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác hay xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này. Về bản chất, quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bố bạn.
Do đó, trong trường hợp này, theo những tình tiết mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì việc xét xử của tòa án là chưa chính xác. Nếu đã qua hai cấp xét xử là tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh mà chưa được xét xử khách quan và có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.Thì bố bạn có quyền thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị để được xem xét lại bản án của tòa án đã xét xử, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bốbạn.Về vấn đề hai anh con trai của bà vợ hai có phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc hay cấp dưỡng cho bà vợ cả hay không: theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì những người là vợ cả và con riêng của chồng không có nghĩa vụ phải chăm sóc hay cấp dưỡng cho nhau. Đây chỉ là nghĩa vụ về mặt đạo đức giữa các bên, không phải nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận