-->

Tư vấn về thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương tại Tòa

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn...

Hỏi: Đầu năm 2015, anh trai tôi có gửi đơn ly hôn đơn phương ra tòa án. Tính đến nay, hai người đã sống ly thân được 01 năm. Tòa án gọi hòa giải, nhưng không thành do bà chị dâu không đồng ý ly hôn. Từ đó đến nay thì không thấy Tòa án liên hệ. Anh trai tôi đến Tòa hỏi, thì thẩm phán nói nếu muốn ly hôn nhanh thì phải đồng ý hòa giải thành sau đó khoảng 02 tháng thì nộp đơn lại, khi đó việc cho ly hôn mới nhanh, còn nếu Tòa xử anh trai em sẽ bị tòa bác đơn. Vậy xin luật sư, thẩm phán nói như vậy có đúng không? Giờ anh trai tôi đồng ý hòa giải sau đó 02 tháng nộp đơn lại sẽ được giải được giải quyết ly hôn nhanh không? (Linh Ly - Hà Nội)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Trưởng nhóm tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện): Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 05 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 167 và Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 (BLTTDS):

Hòa giải: Điều 91 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (gọi tắt là Luật HN&GĐ) quy định: "Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn".

Theo quy định tại Điều 54 Luật HN&GĐ thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 183, 186,187,188, 195 BLTTDS.

Trong trường hợp của anh trai của chị, khi tòa án tiến hành hòa giải không thành thì không tiến hành các bước tiếp theo trong thủ tục tục ly hôn nữa và anh của chị đến hỏi thì thẩm phán nói nếu muốn ly hôn nhanh thì phải đồng ý hòa giải thành sau đó khoảng 02 tháng thì nộp đơn lại, khi đó việc cho ly hôn mới nhanh, còn nếu Tòa xử anh trai của chị sẽ bị tòa bác đơn ly hôn mà không cần biết lý do. Việc làm này là vi phạm pháp luật về tố tụng dân sự. Bởi không có quy định nào của pháp luật quy định như vậy.

Điều 391 BLTTDS: "Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

"Điều 396 BLTTDS:: "Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó Chánh án do Chánh án Toà án giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng".

Trong trường hợp của anh trai của chị để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nhanh chóng tiến hành việc ly hôn có thể gửi đơn khiếu nại đến Chánh án tòa án nhân dân đang thụ lý vụ án giải quyết theo quy định tại điều 391 và điều 396 BLTTDS.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.