Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (26/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Phòng Tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trước khi trả lời câu hỏi của anh (chị), chúng tôi trích dẫn nguyên văn quy định tại Điều 127 Bộ luật lao động năm 2012, như sau: "1- Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật. Trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cách chức thì sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì không bị coi là tái phạm. 2- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn".
Căn cứ quy định nêu trên, quan điểm của chúng tôi về vấn đề này như sau:
Thứ nhất, việc xóa kỷ luật chỉ áp dụng đối với
trường hợp người lao động bị khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá
06 tháng. Trong hai trường hợp nêu trên (khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương), về cơ bản người lao động vi phạm kỷ luật ở mức độ chưa
nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng lớn đến trật tự, hoạt động bình thường trong đơn vị, do đó cần thiết
tạo cơ hội cho họ khắc phục, sửa chữa, bằng hình thức xóa kỷ luật (coi như chưa từng vi phạm kỷ luật).
Thứ hai, trường hợp người lao động bị kỷ luật cách chức, thông thường người lao động vi phạm kỷ luật công ty ở mức độ nghiêm trọng hơn so với những trường hợp bị kỷ luật khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, hoặc vì năng lực của họ khả năng đảm đương chức vụ được giao (nên mới để xảy ra vi phạm). Đối với trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cách chức này, luật quy định sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì không bị coi là tái phạm (nhưng trong hồ sơ lao động vẫn ghi việc người lao động đã từng bị kỷ luật, nhưng sẽ không tính là tình tiết tăng nặng trong trường hợp người lao động sau đó lại vi phạm kỷ luật (áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn). Nhưng lưu ý rằng, họ có được đảm đương chức vụ nào nữa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện quy định, sự tín nhiệm của đơn vị và của người sử dụng lao động.
Thứ ba, đối với trường hợp người lao động bi xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương thì được giảm thời hạn kỷ luật. Có thể thấy rằng, việc xóa kỷ luật áp dụng đối với trường hợp người lao động bị khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng. Tuy nhiên thì việc giảm thời hạn kỷ luật chỉ đặt ra với trường hợp người lao động bi xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà không đặt ra đối với trường hợp người lao động bị khiển trách. Bởi, hình thức khiển trách là hình thức kỷ luật nhẹ, thời hạn kỷ luật ngắn, về cơ bản không ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người lao động.
Người lao động bi xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương thì được giảm thời hạn kỷ luật khi đáp ứng các điều kiện sau: một là người lao động đã chấp hành được một nửa thời hạn kỷ luật; hai là người lao động đã thể hiện là có sửa chữa tiến bộ.
Như vậy, trường hợp của anh (chị) hỏi: thời hạn nâng lương đến sau thời hạn được xóa kỷ luật thì việc xóa kỷ luật vẫn có hiệu lực.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected], [email protected].
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận