Kiện đòi đất và tiền khi hợp đồng vô hiệu

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Hỏi:Năm 2013 tôi có nhận chuyển nhượng bằng hợp đồng chuyển nhượng Bất Động Sản ký kết giữa cá nhân tôi với một công ty TNHH (A) với nội dung như sau:Bên chuyển nhượng công ty (A) do giám đốc ký.Bên nhận chuyển nhựng do tôi đứng tên.Bên công ty có chuyển nhượng cho tôi diện tích đất là 1.000m2, Tại Hưng Yên. Số tiền: 3.000.000đ/m2. Số tiền tôi đã giao đủ là 3.000.000.000đ (Ba tỷ đồng cho công ty (A) và thể hiện trên giấy chuyển nhượng. Công ty đã nhận đủ số tiền.Diện tích đất trên là đất công ty (A) thuê của tỉnh Hưng Yên, trả tiền thuê đất một lần/ thời gian thuê. Do tình cảm anh em thân thiết và tôi chưa cần đến diện tích đất trên lên đã cho công ty (A) nhờ một thời gian làm bãi để xe. Đến nay tôi cần đến nên yêu cầu công ty bàn giao số đất trên nhưng công ty đã lần khất và không chịu bàn giao đất. Tôi đã làm đơn ra UBND xã để giải quyết nhưng không có kết quả. Đề nghị Luật sư tư vấn, trong trường hợp này nếu kiện công ty (A) đó ra tòa tôi có lấy lại được đất và tiền không? (Hải Đăng - Hải Phòng)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Anh có trình bày, các bên đã thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với diện tích là 1000m2, và bên bán đã nhận đủ số tiền 3 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, do thông tin anh trình bày chưa rõ, tức về mặt hình thức hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng, chứng thực hay chưa, nên chúng tôi sẽ tư vấn cho anh theo hai hướng.

Thứ nhất, nếu hợp đồng chưa được công chứng, chứng thực thì hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực pháp luật. Nếu anh khởi kiện tại Tòa án, Tòa án sẽ yêu cầu các anh thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực trong một thời gian hợp lý. Sau thời gian trên, nếu các bên không thực hiện thì Tòa án sẽ tuyên giao dịch vô hiệu. Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:“ 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.Theo đó, anh sẽ được nhận lại tiền; và nếu có thiệt hại thì sẽ được bồi thường. Thiệt hại trên phải là thiệt hại thực tế, và anh có nghĩa vụ chứng minh có thiệt hại xảy ra.

Thứ hai, nếu hợp đồng đã được công chứng, chứng thực và đã phát sinh hiệu lực thì anh sẽ không lấy lại được tiền, anh sẽ đòi lại được đất. Bởi, trường hợp trên được coi như hai bên ký kết hợp đồng “ mượn” tài sản, nên bên có quyền sẽ đòi lại được đất.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.