Điều 292 Luật Thương mại năm 2005 quy định về các loại chế tài trong thương mại
Hỏi: Hiện nay cháu đang kinh doanh về ngành quảng cáo. Cách đây 6 tháng cháu có liên kết với 1 bên khác để làm biển quảng cáo dưới hình thức tay ba, cháu là bên được thuê lại để thi công công trình với tổng giá trị trên 20 triệu đồng. Cháu đã hoàn thiện công trình và thực hiện nghiệm thu đầy đủ với bên thứ 2, nhưng tính đến nay bên thứ 2 vẫn chưa chịu thanh toán đúng số tiền mà cháu đã thỏa thuận (thảo thuận miệng k có giấy tờ, vì là khách hàng lâu năm nên tin tưởng nhau là chính ạ). Tính đến bây giờ đã quá thời hạn thanh toán 4 tháng mà bên thứ 2 vẫn chưa chịu thanh toán tiền theo như đã nói với lý do là bên thứ nhất vẫn chưa thanh toán. Cháu muốn hỏi luật sư trong trường hợp này cháu nên làm gì và đây có được coi là tội hay không, nếu là tội thì đây là tội gì và cháu nên giải quyết như thế nào? (Vũ Hải Hà - Hà Nội).
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Điều 74.Hình thức hợp đồng dịch vụ
"1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể".
Từquy định này thì việc thỏa thuận giữa bạn và bên kia bằng miệng ( lời nói) vẫn phù hợp với quy định của pháp luật vềhình thức của hợp đồngnên quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.thỏa thuận giữa bạn với bên kialà thỏa thuận bên kia thuê bạn thực hiện biển quảng cáo, như vậybên kia là sẽ là phía khách hàng và bạn là bên cung ứng dịch vụ nên một trong những nghĩa vụ của khách hàng, đó là:
Điều 85.Nghĩa vụ của khách hàng
"Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng;"
Như bạn đã trình bày thì bạn đã thực hiện xong công việc-hoàn thiện công trình và thực hiện nghiệm thu đầy đủ, nên bên thuê bạn có nghĩa vụ sẽ phải thanh toán giá dịch vụ như đã thỏa thuận cho bạn. Và thời hạn thanh toán giá dịch vụ sẽ do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp, bạn và phía bên kia có thỏa thuận về thời hạn thanh toán giá dịch vụmà quá thời hạn đã thỏa thuận.
Hoặc nếukhông thỏa thuận về thời hạn thực hiệnthanh toán thì thời điểm thanh toán giá dịch vụ sẽ là thời điểm cung ứng dịch vụ được hoàn thành theo điều 87 Luật thương mại 2005
Điều 87.Thời hạn thanh toán
"Trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành."
Tuy nhiên, như bạn đãtrình bày thì đã 4 tháng kể từ ngày bạn hoàn thành công việc mà người đó vẫn chưa thanh toán, tức đã quá hạn thanh toán giá dịch vụ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thanh toán. Đối với cả hai trường hợp, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạnthìbạn có quyền thực hiện các chế tài trong thương mại được quy định điều 292 Luật thương mại 2005
Điều 292.Các loại chế tài trong thương mại
"1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế."
Trước tiên thì bạn nên thực hiện chế tài thương mại buộc thực hiện hợp đồng, theo quy định tại khoản 1 và 5,điều 297 Luật thương mại 2005
Điều 297.Buộc thực hiện đúng hợp đồng
"1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này".
Bên cạnh việc thực hiện chế tài thương mại buộc các bên thực hiện đúng hợp đồng thì bạn cũng có thể thực hiện kèm với chế tài phạt vi phạm khi trong thỏa thuận giữa hai bên có thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm, hoặc thực hiện chế tài bồi thường thiệt hại, trong đó bên kia sẽ phải trả tiền lãi do chậm thanh toán được quy định tại điều 306 Luật thương mại 2005.
Điều 306.Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
"Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác".
Như bạn đã nêu thì bên kia quá hạn thời hạn thanh toán đối với bạn thì bên đó sẽ phải trả bạn tiền lãi theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành. Và để thực hiện những chế tài trọng tài này bạn có thể thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp sau:
Điều 317.Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Vậy, từ những quy định của pháp luật, những tình tiết bạnđưa ra và những phân tích được nêu trên thì bạn nên thương lượng với bên kia, yêu cầu họ buộc thực hiện dúng hợp đồng, số tiền lãi chậm thanh toán và số tiền phạt vi phạm ( nếu bạn và bên kia có thỏa thuận). Nếu thương lượng không được thì bạn có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài. Và vụ việc của bạn vẫn phù hợp với pháp luật nên trường hợp của bạn không hề có tội.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận