Làm thế nào để lại lại số tiền đã đặt cọc?

Trong trường hợp này không rõ các bên có thỏa thuận khác hay chưa thì bạn hoàn toàn có quyền đòi lại số tiền đặt cọc, sau đó bạn có thể thực hiện những chế tài thương mại được quy định tại điều 292 Luật thương mại 2005 tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng.

Hỏi: Tôi có hợp đồng mua bánlắp đặt kho lạnh (giá trị 130 triệu), tôi đã trả trước 65 triệu, số tiền còn lại thanh toán khi nghiệm thu kho lạnh, hợp đồng không công chứng (do mối quan hệ quen biết). Sau 03 tháng lắp đặt vẫn chưa thể nghiệm thu vì chưa đạt yêu cầu. Bên bán không tiến hành tiếp, từ chối liên lạc và tránh mặt. Xin hỏi nên làm gì để lấy lại số tiền đặt cọc? (Vũ Hải Hà - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định như sau:

"1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. 2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác".

Bạn cần nắm rõ các quy định trong hợp đồng mua bán và lắp đặt kho lạnh mà bạn đã ký với bên thực hiện việc lắp đặt, trường hợp bên bán phải lắp đặt đúng thời hạn và đạt yêu cầu của bên mua thì bên mua mới tiếp tục thanh toán số tiền như đã thỏa thuận mà bên bán chậm tiến độ lắp đặt, không đạt yêu cầu đặt dẫn tới không thực hiện tiếp hợp đồng thì trường hợp này là vi phạm hợp đồng mua bán. Theo quy định tại khoản 2 điều 358 BLDS 2005 thì nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả lại số tiền đặt cọc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, trong trường hợp này không rõ các bên có thỏa thuận khác hay chưa thì bạn hoàn toàn có quyền đòi lại số tiền đặt cọc, sau đó bạn có thể thực hiện những chế tài thương mại được quy định tại điều 292 Luật thương mại 2005 tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.