Năm 1997, gia đình tôi có thực hiện giao dịch là sang nhượng đất ruộng. Văn bản lúc đó chỉ lập bằng giấy viết tay, có chữ ký hai bên là chủ đất (mẹ) và người thừa kế( con), người chứng kiến và đại diện ban nhân dân ấp.
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Văn bản chuyển nhượnggiữa chồng gia đìnhbạn và bên kia đượcký kết trước ngày 1/7/2004.
Theo quy định tại Mục 2.3 Nghị quyết 02/2004 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao như sau:
2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau ngày 15/10/1993
- Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;
2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;
3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;
5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;
a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Nếu hợp đồng chuyển nhượng của bạn thỏa mãn những điều kiện trên thì nó là giao dịch hợp pháp.
- Trong trường hợp bên bán kia khởi kiện đòi lại đất vì lý do chữký là giả theo Bộ luật dân sự năm 1995 quy định:Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 137 (Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội), Điều 138 (Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo) và Điều 139 (Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức) của Bộ luật dân sự năm 1995, thì thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệukhông bị hạn chế.
Như vậy, nếu bên chuyển nhượng có căn cứ chứng minh chữ ký trong văn bản viết tay đó là giả thì hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận