Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Khoản 2, khoản 5 Điều 1 Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật.; Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật trong thời hạn 3 tháng. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại Điểm b Khoản này, ngày thứ nhất trong 15 ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc.
Thủ tục: đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hồ sơ bao gồm : đơn đề nghị được hưởng trợ cấp; Bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định pháp luật. Sổ BHXH đã được cơ quan BHXH trực tiếp quản lý xác nhận(bản sao); Bản sao giấy tờ cá nhân CMTND (hoặc Hộ chiếu, Hộ khẩu.....);
Việc anh (chị) đăng ký thất nghiệp hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản vì : Chế độ thất nghiệp được chi trả dựa trên quỹ bảo hiểm thất nghiệp hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ thai sản được chi trả dựa trên quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên cơ sở người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bởi vậy anh (chị) chỉ cần đáp ứng điều kiện của hai loại chế độ này thì anh (chị) hoàn toàn có quyền hưởng cùng lúc hai chế độ này.
Điểm c Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ: "Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc"; Khoản 1, 2, 3 điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Trường hợp không được đảm bảo quyền lợi, người lao động có quyền khiếu nại đến người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi cho mình. Nếu không được đảm bảo quyền lợi khi đã khiếu nại đến NSDLĐ thì NLĐ có thể áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp theo động cá nhân theo quy định Điều 200 của Bộ luật Lao động 2012. Nghĩa là anh (chị) có thể đề nghị hòa giải tại hòa giải viên lao động tại Phòng LĐTBXH hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận