Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Mặt chủ quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành của tội phạm. Lỗi là yếu tố cơ bản trong mặt chủ quan của tội phạm.
1. Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Trong mặt chủ quan của tội phạm, dấu hiệu lỗi luôn được phản ánh trong mọi cấu thành tội phạm, dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội được phản ánh là dấu hiệu định tội của một số tội, nhưng đa số chúng được phản ánh là tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 2. Lỗi luật hình sự
Lỗi là biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
Biểu hiện về tâm lý của người phạm tội là nội dung dấu hiệu lỗi. Cấu trúc trong quan hệ tâm lý của con người nói chung và của người phạm tội nói riêng được hợp thành bởi 2 bộ phận là lý trí và ý chí đối với các biểu hiện của mặt khách quan là hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm. Cụ thể:
- Lý trí: Là khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm của hành vi và khả năng nhận thức hậu quả của hành vi đó.
- Ý trí: Là khả năng điều khiển hành vi và khả năng điều khiển hậu quả.
Dựa vào cấu trúc trong yếu tố lỗi, hình thức lỗi được chia làm 2 loại là lỗi cố ý và lỗi vôý.
Lỗi với vấn đề tự do (xử sự) và trách nhiệm hình sự
Thuyết cổ điển cho rằng con người phạm tội là do nguyên nhân xã hội. Muốn loại trừ tội phạm thì phải cải tạo chính xã hội đó.
Thuyết thực luận cho rằng con người phạm tội là do nguyên nhân chủ quan của người đó. Muốn loại trừ tội phạm thì phải cải tạo chính con người đó.
Quan điểm Mác - Lênin cho rằng con người phạm tội là do nguyên nhân khách quan chi phối (đó là điều kiện kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội). Nhưng các nguyên nhân này tác động đến con người không phải một cách máy móc mà thông qua sự suy xét, sự nhận thức về lý trí và sự quyết định về ý trí của họ (đó là nội dung phản ánh dấu hiệu lỗi). Trong trường hợp này đứng trước các nguyên nhân khách quan đó họ đã hoàn toàn tự do lựa chọn một biện pháp xử sự đó là thực hiện hành vi phạm tội nên họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã thực hiện.
Ví dụ: Điều kiện xã hội lương thấp hoặc thất nghiệp dẫn đến con người có thể lựa chọn một trong các biện pháp xử sự: 1.Trộm cắp; 2.Kiếm việc làm thêm; 3.Hạn chế khoản chi; 4.Tăng cường huy động nguồn viện trợ vv...
Con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình là do họ hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn các biện pháp xử sự. Nếu họ lựa chọn biện pháp xử sự bị pháp luật hình sự cấm là trộm cắp tài sản của người khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Bởi vì, trong hoàn cảnh này họ họ hoàn toàn có tự do ý chí.
Tự do ý trí: Là khả năng tâm lý của một người có thể tự mình lựa chọn và thực hiện biện pháp xử sự trong những điều kiện xã hội nhất định.
Tự do là cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Nếu hành vi của con người hoàn toàn mất tự do nghĩa là họ không có lỗi và họ không phải chịu trách nhiệm hình sự (ví dụ trường hợp bị cưỡng bức về tinh thần).
Nếu người thực hiện hành vi bị mất một phần tự do thì được miễn một phầntrách nhiệm hình sự. Mức độtrách nhiệm hình sựphụ thuộc mức độ tự do ý chí.
Lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra” (Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự).
Với khái niệm trên cho thấy lỗi cố ý trực tiếp được thể hiện như sau:Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả tất yếu xẩy ra hoặc có thể xảy ra;Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.
Trong cấu thành tội phạm của đa số các tội phạm trong Bộ luật Hình sự được quy định bởi hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Ví dụ: các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm chức vụ.Đối với những tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mức độ hình dung về hậu quả không cần phải rõ ràng, cụ thể vì hầu hết loại cấu thành tội phạm này hậu quả khó xác định. Trên thực tế có một số tội hậu quả dễ xác định đòi hỏi người phạm tội phải hình dung về hậu quả rõ ràng (ví dụ Tội cướp tài sản).
Lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra” (Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự).
Với khái niệm trên cho thấy lỗi cố ý gián tiếp được thể hiện như sau:Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra.Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc không quan tâm đến hậu quả, hậu quả xảy ra như thế nào cũng chấp nhận.
Chỉ có một vài tội được quy định trong Bộ luật Hình sự với lỗi cố ý gián tiếp. Ví dụ: Tội bức tử, tội giết người, tội cố ý gây thương tích.
Lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp: “Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được” (Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự).
Với khái niệm trên cho thấy lỗi vô ý vì quá tự tin được thể hiện như sau:Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra.Về ý chí: Người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra.
Cơ sở để người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra trong lỗi vô ý vì quá tự tin là người phạm tội chủ quan tin vào kinh nghiệm, thói quen, tin vào khả năng chuyên nghiệp vụ của mình. Nhưng hậu quả thiệt hại vẫn xảy ra trên thực tế.
Nếu niềm tin của người phạm tội phù hợp với thực tế khách quan nghĩa là hậu quả không xảy ra trên thực tế thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, hầu hết các tội thực hiện với lỗi vô ý là các tội có cấu thành tội phạm vật chất.
Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp: “Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.
Với khái niệm trên cho thấy lỗi vô ý do cẩu thả được thể hiện như sau:Về lý trí: Người phạm tội trong lỗi vô ý do cẩu thả do cẩu thả nên không thấy trước hậu quả của hành vi nhưng trong điều kiện phải thấy trước và có thể thấy được hậu quả đó.Như vậy, việc người phạm tội không thấy trước hậu quả của hành vi là do nguyên nhân chủ quan từ phía người phạm tội.Về ý chí: Trong lỗi vô ý do cẩu thả người phạm tội không có khả năng điều khiển được hành vi của mình (tức là người phạm tội không có ý chí). Vì về lý trí người phạm tội không nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và cũng không nhận thức được hậu quả của hành vi đó. Mà giữa lý trí và ý trí trong quan hệ tâm lý của người phạm tội là 2 yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, lý trí có trước và làm tiền đề, ý chí phụ thuộc vào ý chí. Nếu khi hành động con người không có lý trí (không có khả năng nhận thức) thì không bao giờ có ý chí (không thể có khả năng điều khiển hành vi và hậu quả được).
Muốn xác định người phạm tội có thể nhận thức được hoặc buộc phải nhận thức được hậu quả đó hay không? phải đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể mới có thể đánh giá và kết luận được.
Chúng ta có thể đưa ra một ví dụ thể hiện mối liên quan và sự khác nhau của 4 hình thức lỗi này như sau:
A vứt đồ vật qua cửa sổ từ tầng 5 xuống đất trúng đầu B, làm B chết. Trong tình huống này sẽ thuộc vào 4 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Sẽ là lỗi cố ý trực tiếp, nếu trước khi ném đồ vật A có quan sát thấy B đang đứng dưới đất, A nhằm B ném, trúng B.
Trường hợp2: Sẽ là lỗi cố ý gián tiếp, nếu trước khi ném đồ vật A có quan sát thấy B đang đứng dưới đất, A vẫn cứ ném, A không nhằm vào B nhưng không may lại trúng B.
Trường hợp3: Sẽ là lỗi vô ý vì quá tự tin, nếu trước khi ném đồ vật A có quan sát không có ai, nhưng khi ném thì có B tới đó nên đã trúng đầu B.
Trường hợp4: Sẽ là lỗi vô ý do cẩu thả, nếu trước khi ném đồ vật A không quan sát khi ném đã trúng
B.
Điều 20 Bộ luật Hình sự quy định: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Ví dụ: A trèo lên cột điện sửa điện nhưng sử dụng thiết bị an toàn không đúng quy cách đã bị rơi xuống đường. B lái xe đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn khi vận hành, khi A rơi xuống đường B đã cán chết A. Hành vi của B trong trường hợp này là sự kiện bất ngờ.
Giữa lỗi vô ý vì cẩu thả và sự kiện bất ngờ giống nhau ở dấu hiệu lý trí đó là: người thực hiện hành vi trên thực tế đã gây hậu quả thiệt hại cho xã hội trong trường hợp không thấy trước hậu quả đó.
Sự khác nhau giữa lỗi vô ý do cẩu thả với sự kiện bất ngờ:
Đối với lỗi vô ý vì cẩu thả: Người phạm tội do chủ quan nên không thấy trước được hậu quả đó. Người thực hiện hành vi với lỗi vô ý do cẩu thả bị coi là tội phạm và phải chịutrách nhiệm hình sự.
- Đối với trường hợp sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả thiệt hại do nguyên nhân khách quan không thể thấy trước được hậu quả đó. Trường hợp này họ không bị coi là tội phạm và họ không phải chịutrách nhiệm hình sự.
Lỗi hỗn hợp là trường hợp trong một cấu thành tội phạm có hai loại lỗi cố ý và vô ý đối với các tình tiết khách quan khác nhau.Về phương diện khoa học cho thấy điều kiện của hỗn hợp lỗi là trong một cấu thành tội phạm phải có ít nhất 2 hậu quả tương ứng với 2 hình thức lỗi cố ý và vô ý.
Đối chiếu với điều kiện trên cho thấy, Bộ luật Hình sự năm 1985 hỗn hợp lỗi chỉ tồn tại trong cấu thành tội phạm tăng nặng của một số tội. Trong đó, cấu thành tội phạm cơ bản là lỗi cố ý còn tình tiết định khung là lỗi vô ý.
Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, hỗn hợp lỗi có thể tồn tại trong cấu thành tội phạm tăng nặng và tồn tại trong rất nhiều cấu thành tội phạm cơ bản.
Ví dụ: cấu thành tội phạm cơ bản của tội trộm cắp tài sản tại Khoản 1, Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 là trường hợp hỗn hợp lỗi, nếu tài sản trộm cắp dưới 500.000 đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng. Trong cấu thành tội phạm cơ bản này, hậu quả tài sản bị chiếm đoạt trị giá dưới 500.000 đồng là lỗi cố ý, còn hậu quả nghiêm trọng khác là lỗi vô ý.
Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:
(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.
(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail:[email protected].
Bình luận