Điều kiện để hưởng lương hưu: nam từ đủ 60, nữ đủ 55 tuổi, thời gian đóng BHXH đủ 20 năm.
Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều kiện để hưởng lương hưu căn cứ theo Khoản 1 Điều 73 Luật BHXH năm 2014, khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH là nam từ đủ 60, nữ đủ 55 tuổi, thời gian đóng BHXH đủ 20 năm.
Mức đóng BHXH tự nguyện: Tại Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH năm 2014 quy định: “1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở”. Theo đó, bác có quyền lựa chọn mức đóng khi tham gia BHXH tự nguyện, tuy nhiên, mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Về phương thức đóng, tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, quy định các phương thức đóng bảo hiểm tự nguyện như sau: “a) Đóng hằng tháng; b) Đóng 03 tháng một lần; c) Đóng 06 tháng một lần; d) Đóng 12 tháng một lần; đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần”. Như vậy bác có thể lựa chọn phương thức đóng một lần cho nhiều năm (không quá 5 năm).
Về mức lương hưu hằng tháng được hưởng: Điều 74 Luật BHXH quy định: “1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%”.
Theo đó, nếu bác muốn hưởng mức lương hưu tối đa 75% mức lương tính nộp BHXH thì theo quy định mới tại điều 56 Luật BHXH 2014 thì từ 01/01/2018, đóng 15 năm BHXH được hưởng lương hưu bằng 45% mức lương tính nộp BHXH. Từ năm đóng thứ 16 trở đi, mỗi năm cộng thêm 2%. Như vậy, lao động nữ phải mất 30 năm đóng bảo hiểm (thay vì 25 năm như luật hiện nay) để được hưởng lưu hưu mức tối đa bằng 75% lương tính đóng BHXH. Hiện tại bác đã đóng bảo hiểm bắt buộc được 19 năm 5 tháng, để hưởng mức lương hưu cơ bản bác chỉ cần đóng thêm 5 tháng bảo hiểm tự nguyện để đủ đóng 20 năm. Để được hưởng mức tối đa, bác đóng thêm cho đủ 30 năm như phân tích trên.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận