-->

Họp Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên?

Luật sư tư vấn hội đồng thành viên...

Hỏi: Công ty TNHH do 4 thành viên góp vốn thành lập, với vốn điều lệ là 7 tỷ đồng. Trong đó, A góp 5 tỷ đồng, 3 thành viên còn lại, mỗi người góp 1 tỷ đồng. Theo Điều lệ của công ty, A được bầu làm chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc công ty.Cuối năm 2014, sau 1 năm hoạt động, với tư cách là chủ tịch Hội đồng thành viên, A đã quyết định triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên để thông qua báo cáo tài chính năm, kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2015.1. Hỏi: A có quyền triệu tập cuộc Họp Hội đồng thành viên không? Căn cứ pháp lý?Sau khi đã triệu tập cuộc họp theo thủ tục luật định, B và C vắng mặt do đi công tác xa không có ủy quyền cho ai tham gia.2. Hỏi: A và D có tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên này được không? Căn cứ pháp lý?Giả sử sau đó 20 ngày, A và D tiến hành cuộc họp lần 2 vắng mặt C, D. Trong nội dung cuộc họp có thông qua quyết định bán tài sản của công ty là nhà xưởng với giá 4 tỷ đồng. D không chấp thuận.3. Hỏi: Cuộc họp lần 2 chỉ có A và D có đủ điều kiện tiến hành không? Căn cứ pháp lý4. Quyết định bán tài sản nêu trên có được thông qua không? Căn cứ pháp lý. (Huyền Hoàng - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Khương Thị Thu Hà - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Hỏi: A có quyền triệu tập cuộc Họp Hội đồng thành viên không? Căn cứ pháp lý?

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 49 luật doanh nghiệp 2005 quy định:

Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;

đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;

e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Như vậy A là chủ tịch hội đồng thành viên của công ty do đó A có quyền triệu tập hội đồng thành viên theo điều 49 luật doanh nghiệp.

2.Sau khi đã triệu tập cuộc họp theo thủ tục luật định, B và C vắng mặt do đi công tác xa không có ủy quyền cho ai tham gia.

Hỏi: A và D có tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên này được không? Căn cứ pháp lý?

Điều 51. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên

1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trong trường hợp của bạn, vốn điều lệ của công ty là 8 tỷ , A chiếm 5 tỷ đồng và D chiếm 1 tỉ đồng, điều lệ công ty không có quy định khácthìtổng số vốn góp của A và D chiếm 75% vốn điều lệ của công ty.

Do đó, Căn cứ vào khoản 1 điều 51 thì với tỉ lệ số vốn góp của A và D chiếm 75% thìA và D thể có tổ chức được cuộc hop hội đồng thành viên.

3. Trong nội dung cuộc họp có thông qua quyết định bán tài sản của công ty là nhà xưởng với giá 4 tỷ đồng. D không chấp thuận.

Hỏi: Quyết định bán tài sản nêu trên có được thông qua không? Căn cứ pháp lý.

Điều 52. Quyết định của Hội đồng thành viên

2. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:

a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;

b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Như vậy,nội dung cuộc họp quyết định bán tài sản của công ty bạncó giá trị 4 tỉ. Giả sử trường hợp nếu tài sản này chiếm 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của công ty năm 2013 thì cần phải có ít nhất 75% tổng số vốn góp của A và Dchấp thuận. Tổng số vốn góp của A và D là 6 tỉ mà trong đó A chiếm 5 tỉ tương đương 83% .Vậy mặc dù D không chấp thuận thì quyết định bán tài sản nêu trên vẫn được thông qua. Trường hợp, tài sản này chiếm ít hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của công ty năm 2013 thì căn cứ vào điểm a khoản 2 điều 52 cần ít nhất 65% tổng só vốn góp của thành viên dự họp chấp thuận. trong khi đó A đã chiếm 83% tổng só vốn góp của thành viên dự họp do đó quyết định bán tài sản nêu trên được thông qua mặc dù D không chấp thuận.

Kết luận, trong cả 2 trường hợp được đặt ra thì chỉ cần A chấp thuận mà không cần sự chấp thuận của D thì quyết định bán tài sản nêu trên sẽ được thông qua.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.