Điều 146 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện.
Hỏi: Chồng tôi được bố đẻ tôi viết giấy ủy quyền sử dụng bìa đỏ nhưng không có nhà cho chồng tôi toàn quyền sử dụng và chồng tôi đã mang bìa đỏ đi vay 250 triệu. Vậy cho tôi hỏi bố tôi và chồng tôi phải chịu hình phạt của pháp luật như thế nào.Và cho tôi hỏi nếu bên cho chồng tôi vay tiền có ủy quyền cho người khác đến đòi nợ nhà bố đẻ tôi mà đập phá nhà cửa, lấy đồ nhà tôi đi, đánh tôi sỉ nhục tôi lột đồ tôi hay lên cơ quan tôi làm việc để quấy phá thì những người có liên quan là (người cho chồng tôi vay tiền và người được ủy quyền đòi nợ đến nhà tôi quấy phá) thì chịu hình phạt gì trước pháp luật ạ?Và họ lên cơ quan tôi quấy phá có đúng khôngạ? Tôi có bị mất việc không?( Đức Giang - Thanh Hóa)
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Bất động sản của Công ty Luật Everest - trả lời:
Điều 144, Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về Phạm vi đại diện như sau:
"1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền".
Theo quy định trên thì người đại diện tức chồng bạn chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi ủy quyềncó nghĩa là nếu ba chồng của bạn mà ủy quyền lại cho chồng bạn sử dụng bìa đỏ để vay tiền 250 triệu trên thì chồng bạnkhông vi phạm pháp luật. Nếu ba chồng bạn chỉ ủy quyền cho chồng bạn sử dụng bìa đỏ nhưng không nhằm mục đích vay tiền trên thì chồng của bạn đã vượt quá phạm vi ủy quyền và hậu quả của hành vi vượt qua trên sẽ bị vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 146, Bộ luật dân sự năm 2005:
Điều146 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định vềHậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện như sau:
"1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.
2. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại”.
Theo quy định này thì khi chồng bạn sử dụng bìa đỏ để vay số tiền mà vượt quá phạm vi đại diện như đã nói ở trên thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bố chồng bạn có nghĩa là bố chồng bạn không liên quan gì trong vụ việc này của chồng bạn. Theo đó người cho chồng bạn vay tiền có thể hủy bỏ toàn bộ giao dịch đã thực hiện với chồng bạn và yêu cầu chồng bạn bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Cũng theo quy định này nếu chồng bạn và người cho chồng bạn vay tiền cố ý xác lập, thực hiện giao dịch cho vay tiền mà vượt quá phạm vi được quyền sử dụng bìa đỏ trên mà gây thiệt hại cho bố chồng của bạn thì cả hai bên phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bố chồng của bạn.
Người được ủy quyền từ người cho chồng bạn vay tiền mà tới nhà bố đẻ bạn đập phá và đánh đập lột đồ của bạn thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (Điều 121); Tộihủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác(Điều 143) ; hoặc Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104)Bộ luật hình sự năm 1999 khi có đủ các yếu tố cấu thành đối với từng tội danh đó.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận