Một trong những “rào cản” khi Việt Nam tham gia TPP chính là vấn đề sở hữu trí tuệ. TPP là một "cuộc chơi" yêu cầu cao về sở hữu trí tuệ.
Hỏi: Tôi được biết, đầu năm 2016, Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tôi có một thắc mắc, đề nghị Luật sư giải đáp giúp, khi gia nhập TPP, lĩnh vực sở hữu trí tuệ có gặp phải khó khăn gì không? (Hương Lan - Thái Bình)
Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everst - trả lời:
Đầu năm 2016, Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mặc dù không phải là “phiên chợ” lớn nhất thế giới như WTO, nhưng TPP còn có tác động mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam hơn cả WTO. Là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu từ các quốc gia thành viên, TPP đã tỏ ra ưu việt hơn hẳn “ông lớn” WTO do thiết lập được các luật quốc tế với phạm vi can thiệp sâu hơn như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động…
Tuy nhiên, một trong những “rào cản” khi Việt Nam tham gia TPP chính là vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT). TPP là một "cuộc chơi" yêu cầu cao về SHTT, cụ thể:
- Đối mặt với nhiều rủi ro:
Theo nhiều chuyên gia, SHTT là một vấn đề đau đầu cho Chính phủ Việt Nam khi hội nhập TPP. Khi TPP chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam sẽ phải đối mặt với các rủi ro liên quan đến quyền SHTT. Các DN Việt Nam có thể phá sản và giải thể nếu như không chuẩn bị trước để đáp ứng các quy định về SHTT trong TPP.
Lấy ví dụ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm, đây là lĩnh vực mà Việt Nam hay vướng rắc rối nhiều nhất với hàng loạt những vụ vi phạm bản quyền phần mềm được phát hiện. Hiện nay, phần lớn các DN thường đối phó bằng cách chỉ mua một số ít phần mềm có bản quyền. Tuy nhiên, khi tham gia TPP, không thể trốn tránh việc sử dụng phần mềm bản quyền, chi phí của DN tăng lên, sức cạnh tranh sẽ giảm đi.
Liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý, Hiệp định TPP yêu cầu Việt Nam gia nhập Điều ước về Luật Nhãn hiệu. Điều ước đòi hỏi phải đơn giản hóa thủ tục, xác định quyền đối với nhãn hiệu, tức là thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Phần lớn DN Việt Nam là DN nhỏ và vừa, tiềm lực về tài chính còn rất hạn hẹp. Để tiến hành kinh doanh với số vốn nhỏ, chúng ta thông thường bỏ qua những yêu cầu tuân thủ về SHTT, ví dụ chúng ta phần lớn là dùng phần mềm lậu, không có bản quyển. Vì vậy, khi vào TPP, với sức ép phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn về SHTT thì thực sự cũng là một sức ép vô cùng lớn cho các DN.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận