Giữ đồ không trả có bị coi là tội phạm?

Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi...

Hỏi: Khi kết hôn tôi được bố mẹ đẻ cho 01 cây vàng. Gồm: 01 lắc tay 05 chỉ, 01 vòng cổ 05 chỉ, 01 nhẫn 02 chỉ. Tất cả tài sản của tôi đã mang gửi bố mẹ chồng. Sau đó có việc nên tôi đã lấy ra 01 chiếc nhẫn 02 chỉ để sử dụng. Còn lại 01 cây vàng vẫn gửi bố mẹ chồng. Sau khi ly hôn, bố mẹ chồng không muốn trao trả lại cho tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn,trường hợp bố mẹ chồng tôi có bị coi là lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản không? (Nguyễn Nhàn - Thanh Hóa)


 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Huy Hoàng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Ðiều 559 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công".

Theo Điều 140 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định như sau: “1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản".

Hợp đồng dân sự có thể lập bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi, khi pháp luật không quy định cụ thể thì phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Việc gửi giữ tài sản của chị có thể chỉ được tiến hàng giao kết bằng lời nói nhưng pháp luật công nhận sự thỏa thuận này. Chị cần có bằng chứng chứng minh được việc gửi giữ vàng của mình và bố mẹ chồng thì bố mẹ chồng bạn phải có nghĩa vụ trao trả lại số vàng đó cho chị. Trường hợp bố mẹ chồng không trao trả lại tài sản cho chị thì bạn có thể tiến hành khởi kiện lên Toà án nhân dân huyện về tranh chấp hợp đồng dân sự để có thể bảo vệ được quyền lợi cho mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.