Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại điều 136 Bộ luật hình sự 2009 thì hành vi cướp giật tài sản của em bạn và bạn của mình đã cấu thành tội phạm:
“1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.
Khi truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 hay khoản 2 đối với tội phạm này cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Phạm tội có tổ chức theo quy định tại điểm A khoản 2 điều này.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự 2009:
"3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm".
Do em bạn không phải là người trực tiếp thực hiện hành vi cướp giật nên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm trong tội danh này. Tòa án sẽ xem xét về mức độ tham gia vụ án dựa trên kết quả điều tra tại Cơ quan điều tra.
- Giá trị của tài sản cướp giật.
Trong trường hợp này mặc dù sợi dây chuyền bằng inox nhưng khi thực hiện hành vi người phạm tội tin rằng sợi dây chuyền đó là dây chuyền bạc thì giá trị tài sản sẽ được định giá là giá trị của dây chuyền bạc tại thời điểm đó theo quy định tại điều 2 Mục 2 Thông tư Liên tịch Số: 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP:
“2. Trong trường hợp có đầy đủ cằn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.
Ví dụ 2: B thấy C đeo một chiếc nhẫn mầu vàng. Qua các nguồn tin B tưởng đây là nhẫn bằng vàng 9,999, có trọng lượng 2 chỉ, nên đã dùng thủ đoạn gian dối và đã chiếm đoạt được chiếc nhẫn này. Trong trường hợp này phải lấy trị giá của một chiếc nhẫn bằng vàng 9,999 với trọng lượng 2 chỉ theo thời giá tại địa phương vào thời điểm chiếm đoạt để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với B về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
- Tái phạm nguy hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2009:
“2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý”.
Việc xác định đây có phải là tái phạm nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào tội phạm của em bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều khoản nào.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận