-->

Giám đốc công ty bị bắt giam, hoạt động của công ty sẽ ra sao?

Mẹ tôi bị bắt vì liên quan đến vụ án kinh tế (phạm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 BLHS). Hiện mẹ của tôi vẫn đang bị tạm giam. Mẹ tôi có một công ty (mô hình trách nhiệm hữu hạn một thành viên), vẫn đang hoạt động và không liên quan đến vụ án.

Hỏi:Xin hỏi luật sư, Công ty của mẹ tôi sẽ ra sao khi mẹ tôi bị bắt giam? Những tài sản mà mẹ tôi đã chuyển quyền sang công ty thì sẽ xử lý thế nào? Tôi có thể đại diện giúp được mẹ tôi khi xử lý về nhũng tài sản đó hay không (gồm 01 ô tô con, 01 ô tô tải đã bán cho cậu của tôi, nhưng không có giấy mua bán và đã chuyễn quyền sang công ty)? (Đào Thu - Hà Nội)


>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, việc xác minh công ty do mẹ của anh (chị) làm chủ sở hữu có liên quan đến vụ án mà mẹ của anh (chị) bị khởi tố hay không thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra có thẩm quyền.Nếu công ty này có liên quan thì hoạt động và tài sản của công ty sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.Công ty nàyvẫn có thể tiếp tục hoạt động.

Trong trường hợp mẹ của anh (chị) là chủ sở hữu của công ty mà đang bị tạm giữ hoặc tạm giam thì có thể thuê giám đốc hoặc tổng giám đốc để điều hành hoạt động của công ty. Trường hợp mẹ của anh (chị) không muốn công ty tiếp tục hoạt động thì có thể làm thủ tục để công ty tạm ngừng hoạt động hoặc quyết định tuyên bố giải thể công ty. Khi đó, tài sản của công ty sẽ được xử lý theo quy định của luật doanh nghiệp.

Những tài sản hợp pháp mà mẹ của anh (chị) chuyển quyền sở hữu sang công ty sẽ trở thành tài sản của công ty. Anh (chị) chỉ được đại diện cho mẹ để xử lý các tì sản trên khi được ủy quyền đại diện để làm những công việc này.

Thứ hai, việc mẹ của anh (chị) vay tiền mà chưa được hoàn trả, sau khi đưa đơn lên tòa để yêu cầu thanh toán nợ và tòa án bảo vệ quyền lợi cho mẹ của anh (chị) thì người vay tiền kia có nghĩa vụ trả nợ cho mẹ của anh (chị). Việc mẹ của anh (chị) bị tạm giam không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của người vay nợ đó, tuy nhiên anh (chị) chỉ có quyền đòi tiền thay mẹ khi được ủy quyền để đòi số tiền nợ này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.