Luật sư tư vấn về giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng hình thức trọng tài.
Hỏi: Trình tự giải quyết tranh chấp trong thương mại bắt buộc phải thực hiện ở Việt Nam là gì? Và nếu trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận "Mọi tranh chấp phát sinh trong hợp đồng sẽ được giải quyết ở Trung tâm trọng tài ở Việt Nam theo qui định của pháp luật" có được không? Nếu không thì cần sửa lại như thế nào? (Hữu Giang - Nam Định)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thương mại - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
* Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam hiện nay được quy định tại Mục 2 chương VII Luật Thương Mại 2005, cụ thể:
Điều 317Luật Thương Mại 2005 quy địnhhình thức giải quyết tranh chấp như sau:
"1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án".
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
Điều 318Luật Thương Mại 2005 quy định thời hạn khiếu nại như sau:
"Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác".
Điều 319Luật Thương Mại 2005 quy định thời hiệu khởi kiện như sau:
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.
Như vậy, khi có phát sinh tranh chấp trong thương mại, các bên có thể lựa chọn cáchình thức giải quyết theo điều 317 Luật thương mại. Tuy nhiên, tự do thỏa thuận lànguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại nên nguyên tắc này luôn được ưu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại. Chẳng hạn, các bên thỏa thuận tranh chấp sẽ được giải quyết bởi trọng tài thương mại hoặc tòa án. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, nếu các bên tựthương lượng hoặc thỏa thuận được với nhau được về cách giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận đó sẽ được áp dụng và vụ án sẽ được đình chỉ giải quyết.
* Luật Trọng tài thương mại 2010 cóquy định về thỏa thuận trọng tài như sau:
Về định nghĩa:Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Về hình thức:Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu:
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Đối vớitrường hợp của bạn, tronghợp đồng có điều khoản thỏa thuận "Mọi tranh chấp phát sinh trong hợp đồng sẽ được giải quyết ở Trung tâm trọng tài ở Việt Nam theo qui định của pháp luật". Thỏa thuận này đáp ứng điều kiện là được xác lập dướihình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng, nếu thỏa thuận này không thuộc trường hợp vô hiệu theo các quy định đã trình bày ở trên thì thỏa thuận trọng tài đóhoàn toàn có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thỏa thuận trọng tài này quy định khá chung chung, dễ dẫn đếnphát sinh tranh chấp vềthẩm quyền củatrọng tài sau này.
Do vậy,điều khoản thỏa thuận trọng tài cần quy định cụ thể hơn như sau:
- Chỉ định trung tâm trọng tài, trọng tài viên có thẩm quyềngiải quyết
- Thỏa thuận luật áp dụng để giải quyết tranh chấp (đặc biệt là đối với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài)
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thương mại mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận