Giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ không đăng ký kết hôn?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ không đăng ký kết hôn.

Hỏi: Bố, mẹ tôi đến với nhau từ năm 1976 có cưới xin, chưa đi đăng ký kết hôn. Đến năm 2009 bố, mẹ tôi ly thân. Trước khi ly thân bố, mẹ tôi có một số tài sản: hai nhà: một nhà cũ ở làng có ruộng, vườn; một nhà mới ở trên phố.Do mâu thuẫn gia đình, nên bố tôi muốn chia số tài sản kể trên: Nhà mới đó cho cho mẹ tôi, nhà cũ và ruộng vườn là của bố tôi. Nhưng mẹ tôi không đồng ý và muốn đòi được hưởng nhiều hơn và không muốn cho bố tôi hưởng gì. Hiện nay mẹ tôi cầm giấy tờđất đai và bìa đỏ, nhưng giấy tờ đất đai bìa đỏ đó đều mang tên bố tôi.Mong luật sư tư vấn giúp gia đình tôi trong trường hợp trên? (Thu Huyền - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết, vì bố mẹ bạn chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng không đăng ký kết hôn, nên không làm phát sinh quan hệ vợ chồng, vì thế không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, theo quy định điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014nên trường hợp này việc giải quyết tài sản là hai ngôi nhà sẽ căn cứ vào pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2014,luậtdân sự năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan:

Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:"Quan hệtài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan". Như vậy, trong trường hợp gia đình bạn sẽ giải quyết như sau:

Ngôi nhà ở làng có ruộng vườn thuộc sở hữu chung, theo Bộluật dân sự 2005 quy định phân chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau: Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia (điều 224 BLDS 2005). Bên cạnh đó, tuân thủ Luật hôn nhân và gia đình:việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Còn ngôi nhà mới ở trên phố, theo Luật đất đai 2013:giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tản khác gắn liền với đất,là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Ở đây bố bạn là người đứng tên trong sổ đỏ,bố mẹ bạn lại không phát sinh quan hệ vợ chồng;nênngôi nhà này thuộc sở hữu của bố bạn. Tuy nhiên, nếu mẹ bạn chứng minhđượcđây là tài sản chung của bố mẹ bạn, thì có thể xácđịnh chia theo chếđộ sở hữu chung.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.