-->

Giai đoạn khởi xướng vụ việc trong thủ tục hành chính

Đây là giai đoạn khởi đầu của thủ tục hành chính. Hoạt động khởi xướng được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có căn cứ phát sinh thủ tục hành chính, như cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lí đơn khiếu nại,...

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Đây là giai đoạn khới đầu của thủ tục hành chính. Hoạt động khởi xướng được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có căn cứ phát sinh thủ tục hành chính, như cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lí đơn khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản vi phạm hành chính... Căn cứ phát sinh thủ tục hành chính có thể là một sự kiện thực tế được pháp luật quy định, ví dụ: Hành vi vi phạm hành chính; yêu cầu, đề nghị hợp pháp của cá nhân, tổ chức như khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính; nhu cầu nảy sinh trong quản lí, chằng hạn nhu cẩu tuyến dụng cán bộ, công chức... (Xem thêm tại:Luật Hành chính)

Mặc dù cơ quan có thẩm quyền chỉ khởi xướng vụ việc khi có căn cứ làm phát sinh thủ tục nhưng có nhiều trường hợp, cán cứ đó chưa phải là những điều kiện cần và đủ để tiến hành thủ tục hành chính. Ở giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra các căn cứ pháp luật quy định để xác định chính xác nhu cầu tiến hành thủ tục. Chẳng hạn, khi tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phải xem xét thời hiệu xử phạt hành vi vi phạm đã được thực hiện có còn không, hành vi đó có rơi vào các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính không; khi thực hiện thủ tục giải quyết khiếu nại phải xem người khiếu nại có quyền khiếu nại khống, có còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại không, đối tượng khiếu nại có đúng quy định của pháp luật không... Tức là, cơ quan nhà nước có thẩm quyển phải xem xct tất cả các điều kiên, căn cứ làm đình chỉ hoặc chấm dứt thủ tục. Nếu có những điều kiện, căn cứ đó thì thủ tục hành chính không thể tiếp tục. Để phục vụ cho mục đích này. trong giai đoạn khởi xướng vụ việc, cơ quan có thẩm quyền có thể phải tiến hành một sô hoạt động như lập biên bản, thu thập chứng cứ, gặp gỡ các bên liên quan. Cần tránh nhầm lẫn những hoạt động này với một số hoạt động ở giai đoạn tiếp theo. Mục đích các hoạt động trong giai đoạn này là khẳng định sự cần thiết phải tiến hành thủ tục, mục đích của các hoạt động ở giai đoạn sau là áp dụng thủ tục như thô' nào để giải quyết vụ việc một cách đúng đẳn nhất. Ví dụ: Trong xử phạt vi phạm hành chính, hoạt động thu thập chứng cứ ở giai đoạn đầu nhằm xác định hành vi đã được thực hiện là hành vi vi phạm hành chính và không rơi vào các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính, không có tình tiết chuyển hoá vi phạm hành chính thành tội phạm; ở giai đoạn sau hoạt động này nhằm xác định hành vi vi phạm hành chính đó cụ thể là hành vi gì, tính chất, mức độ như thế nào, cần phải xử phạt ra sao.
Trong giai đoạn nàv cơ quan có thẩm quyền có thể phải áp dụng một số biện pháp cưỡng chế cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện thủ tục hay ngăn chặn khả năng gây hậu quả bất lợi, như tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính gây cản trờ hoạt động thanh tra, tạm đình chỉ quyết định hành chính bị khiếu nại nếu việc thực hiện quyết định có thể gây hậu quả khó khắc phục, tạm gíữ người, phương tiện vận tải được sử dụng để vi phạm hành chính...
Tìm hiểu thêm:Vi phạm hành chính

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.