Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu.
Hỏi: Công ty TNHH hai thành viên, thành lập năm 2010 có vốn điều lệ là 1tỷ5, tỷ lệ là 51% và 49%, tháng 06 vừa rồi giám đốc chiếm 51% có hành vi giả mạo chữ ký của thành viên để tăng phần vốn góp của mình lên 88% không thông qua các thủ tục. Giá trị tài sản của công ty lúc đó lên khoảng 3tỷ (chưa giám định). Đề nghị Luật sư tư vấn,như vậy giám đốc có bị coi là chiếm đoạt tài sản không? (Hà Anh - Hà Nội)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trường hợp này, giám đốc công ty anh (chị) đã có hành vi giả mạo chữ ký của các thành viên nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (vốn góp) do đó giám đốc công ty anh (chị) phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo chữ ký trong công tác theo quy định tạiĐiều 284 Bộ luật Hình sự năm 1999:
"Tội giả mạo trong công tác:1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;b) Làm, cấp giấy tờ giả;c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:a) Có tổ chức;b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;c) Phạm tội nhiều lần;d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng".
Để anh (chị) có thể hiểu rõ hơn chúng tôi xin phân tích cấu thành tội phạm của tội giả mạo trong công tácnhư sau:
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt, phải có chức vụ quyền hạn. Ở đây giám đốc là người có chức vụ quyền hạn.
- Mặt khách quan: Người phạm tội phải thực hiện chức vụ quyền hạn để thực hiện các hành vi khách quan sau:Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;Làm, cấp giấy tờ giả;Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Trong trường hợp này, giám đốc công tyanh (chị)đã giả mạo chữ ký của thành viên (những người có chức vụ, quyền hạn) vào các giấy tờ, tài liệuđể chiếm vốn góp. Việc giả mạo chữ ký này không nhất thiết phải giả mạo chữ ký cấp trên, có thể giả mạo chữ ký của cấp tương đương hoặc cấp dưới.
- Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận