Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội cố ý gây thương tích
Hỏi: Gia đình tôi có mâu thuẫn với gia đình bác tôi cách đây mấy năm, nhiều lần bác trai và con cái lên nhà tôi gây sự. Mẹ tôi bị đau đi Sài Gòn chữa bệnh thì nói là mẹ tôi là giả đò để bà nội tôi chia đất.Nhưng sự thật không phải như vậy. Anh trai tôi đi làm Sài Gòn thì họnói vào đó ăn trộm đem tiền về cho gia đình sắm sửa. Gia đình tôi sau đócũng khôngđưa đơn kiện. Cách đây 2 tuần, ba tôi có gọi xe đất đến đổ sau vườn cho sạch, họ chặnxe lại bảo tài xế không được đổ, viện lý do là đi ngang qua phần đất (ở phía sau nhà) trong khi đất này chưa có sổ đỏ, thuộc quyền sở hữu của bà nội tôi. Bà nội tôi hứa cho nhà bác tôilàm quán bán thuốc với điều kiện phải nuôi dưỡng bà nhưng đến giờ chưa thực hiện. Lúc đó, ba tôi đang trẩy cây vối, cả gia đình bác tôi (bác trai, 2 người con trai) xông tới ba tôi, vì phòng vệ nên ba tôi đã quơ lung tung trúng người con trai út, vết thương ở tay, không đáng gì nhưng nằm viện vài ngày với mục đích là đưa ba tôi vào tù, họ làm vậy để lấy chứng cứ. Trong quá trình cản trở của họ, ba tôi sợ nên đẩyhọ - cảnh này được họ quay lạivideo và làm đơn khởi kiện ba tôi. Tôi xin hỏi ba tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? (Thu Trang - Hà Nam)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
E) Có tổ chức;
G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".
Để xác định xem cha của bạncó phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hay không thì cần xem xét các yếu tố sau:
-Thứ nhất, vết thương mà cha của bạngây ra cho người con trai nhà bác bạncó nghiêm trọng hay không? tỉ lệ thương tật là bao nhiêu %theo xác nhận của cơ sở y tế,vì căn cứ vào quy định trên,chỉ khi gây thương tật từ 11% trở lên thì cha của bạnmới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-Thứ hai, việc cha của bạngây thương tích có thuộc vào trường hợp phòng vệ chính đáng hay không?
Theo Khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
"Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm".
Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 15 Bộ luật hình sự có quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: "đó là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Để xác định xem hành vi của cha củabạn có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hay không thì cần căn cứ vào tình huống thực tế. Nếubác củabạncùng 2 ngườicon trai đã có hành vi xông tới tấn công nhằm mục đích gây thương tích hay dùng vũ lực đểkhống chếcủacha của bạn thì việc cha của bạn có hành vi "quơ lung tung" được coi là phòng vệ chính đáng. Và nếu tình huống thực tế diễn ra như vậy thì cha con bạn cần thiết phải có sự làm chứng của những người chứng kiến vụ việc. Tuy nhiên bạncũng cần xác định rõ rằng, nếu hành vi "xông tới" của bác bạnvà 2 người con trai không nhằm mục đích tấn công, không đe dọa gây nguy hiểm cho cha của bạn thì việc gây thương tích của cha bạn không thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng.
Tóm lại, trong tình huống này, cha của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tíchnếu như hành vi của cha bạn đồng thời thỏa mãn hai điều kiện:
-Gây ra tỉ lệ thương tật chonạn nhân từ 11% trở lên.
-Không thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận