-->

Hành vi đe dọa, dùng vũ khí gây thương tích cho người khác thì xử lý thế nào?

Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.

Hỏi: Chiều ngày 18/8 vừa qua có một đối tượng cầm theo 01 đoạn tuýp sắt dài khoảng 80 cm xông đến nhà cháu gái tôi đang ở nhà một mình trông đứa con nhỏ 13 tháng tuổi chỉ hỏi 1 câu "Chồng mày đâu" cháu tôi chưa nói dứt câu đã lao vào đâm vào vùng mặt cháu tôi mồm hô giết, cháu tôi hoảng loạn chạy ra ngoài sân kêu cứu đối tượng vẫn tiếp tục truy sát và cầm tuýp sắt vụt cháu tôi nhưng trượt vào khuỷu tay, lúc đó chồng cháu tôi về đến nhà kịp và khống chế được đối tượng. Cháu tôi không bị thương tật nhưng tinh thần hoảng loạn và bị thương phần mềm. Đề nghị luật sư tư vấn, đối tượng đó thuộc cấp nào xử lý và bị xử lý theo tội danh nào? (Đào Bá - Hải Phòng)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty luật TNHH Everest - trả lời:

Về tội danh đối với hành vi trên:

Căn cứ theo thông tin anh (chị) cung cấp thì với hành vi trên của đối tượng có thể được quy vào tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;e) Có tổ chức;g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân".

Tuy cháu của anh (chị) chỉ bị thương phần mềm nhưng tinh thần hoảng loạn và đối tượng đã dùng gậy sắt gây thương tích nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 về tội cố ý gây thương tích. Anh (chị) có thể khởi kiện đối tượng với tội danh trên, cũng cần đưa ra những bằng chứng, nhân chứng chứng minh đối tượng đã có những hành vi như đe dọa, hành hung.

Về việc bồi thường gây thương tích:

Do hành vi của đối tượng đã gây thương tích và tổn hại cho sức khỏe, cháu của anh (chị0 sẽ được bồi thường theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

(1) chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

(2) thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

(3) chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

(4) chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc;

(5) khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm

Trong trường hợp của anh (chị), căn cứ vào quy định trên xác định mức bồi thường thiệt hại bao gồm: chi phí cho việc chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, khoản tiền bù đắp tinh thần... Trong đó, căn cứ nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, các khoản bồi thường được tính như sau:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ và các khoản khác.

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân… Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần ải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.