Luật sư tư vấn dừng đóng bảo hiểm đến khi đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu...
Hỏi: Tôi đi làm tháng 4/1981 đến nay tôi đã đủ năm công tác nhưng tôi chưa đủ tuổi (tôi sinh 7/2/1962). Nay tôi muốn dừng đóng bảo hiểm đến khi đủ tuổi để nghỉ hưu có được không? Thủ tục như thế nào? (Phí Nhung - Hà Giang)
Theo như thông tin bạn cung cấp, trường hợp của bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên. Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng lương hưu, cụ thể:"Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu:1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;"
Theo quy định tại Công văn 4064/BHXH – THU thì những lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định về đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc như sau:
- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, người lao động làm việc theohợp đồnglao độngcó thời hạn từ đủ 03 thángtrong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc theo quy định tại Điều 2, Luật BHXH (Luật số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006); Điều 43, Luật Việc làm (Luật số 38/2013/QH13) và Khoản 6, Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT (Luật số 46/2014/QH13).
Các cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên trước tháng 01 năm 2015 mà hợp đồng lao động tiếp tục có giá trị trong năm 2015 (hoặc người lao động tiếp tục làm việc từ tháng 01 năm 2015), chưa được tham gia BHTN, phải được cơ quan, đơn vị lập thủ tục tham gia BHTN từ tháng 01 năm 2015.
- Đối với người lao động chỉ tham gia BHXH bắt buộc, tiếp tục áp dụng theo Luật BHXH (Luật số 71/2006/QH11); các đối tượng chỉ tham gia BHYT áp dụng theo Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT (Luật số 46/2014/QH13).
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, do mức hưởng BHYT đã được điều chỉnh theo Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT, nên
cơ quan, đơn vị rà soát và yêu cầu người lao động là người có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, cựu chiến binh, thân nhân người có công với cách mạng mà trước đây chưa được xác định quyền lợi, bổ sung các chứng nhận theo quy định, đểđơn vịlập thủ tục điều chỉnh thẻ BHYT, xác định mã quyền lợi theo quy định mới để đảm bảo nguyên tắc một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật BHYT (đã điều chỉnh bổ sung theo Luật số 46/2014/QH13) thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định và được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Do vậy, nếu như trường hợp của bạn vẫn muốn tiếp tục lao động tại doanh nghiệp thì người sử dụng lao động buộc phải đóng BHXH cho bạn. Trừ trường hợp bạn xin nghỉ việc tại doanh nghiệp thì khi đó người sử dụng lao động sẽ báo giảm BHXH và không tiếp tục đóng BHXH cho bạn nữa. Lúc này, bạn chỉ cần đợi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 50 đối với nam là 60 tuổi; đối với nữ là 55 tuổi là có thể về hưu và hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận