Doanh nghiệp nhà nước, những điểm cần lưu ý

Luật sư xin tư vấn về nghành nghề lĩnh vực và điều kiện về vốn điều lệ trong hoạt động thành lập Doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước hiện nay được điều chỉnh thống nhất trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 về mô hình tổ chức, tư cách pháp lý, trách nhiệm tài sản... Nhưng xuất phát từ tính đặc thù về chủ sở hữu và nguồn vốn đầu tư, doanh nghiệp nhà nước bên cạnh áp dụng những quy định chung còn chịu sự điều chỉnh bởi những quy định riêng biệt.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, về ngành nghề và lĩnh vực thành lập doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước chỉ hoạt động trong bốn lĩnh vực, bao gồm:

(i) Ngành, lĩnh vực cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội như dịch vụ bưu chính, xuất bản, quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, bảo đảm hàng hải,...

(ii) Ngành, lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh như sản xuất thuốc nổ, vật liệu nổ phục vụ quốc phòng, an ninh; sản xuất hóa chất và vật tư hóa chất chuyên dụng; sản xuất các sản phẩm, vật tư, vật liệu và quân trang đặc chủng phục vụ quốc phòng, an ninh...


(iii) Ngành, lĩnh vực độc quyền tự nhiên như kinh doanh xổ số; in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng;


(iv) Ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.

Thứ hai, về điều kiện về vốn điều lệ.

Vốn là yếu tố quan trọng để bảo đảm sự hoạt động của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Tùy thuộc vào hình thức tồn tại của doanh nghiệp nhà nước mà pháp luật đưa ra những quy định về quy mô vốn điều lệ cho phù hợp.

(i) Đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, vốn điều lệ phải bảo đảm trên 10.000 tỷ đồng. Mức vốn quy định trên được đánh giá là thấp hơn so với quy mô công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay, không phản ánh đúng nhu cầu vốn của các tập đoàn kinh tế;

(ii) Đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ của tổng công ty mẹ của tổng công ty phải bảo đảm vốn điều lệ trên 1.800 tỷ đồng;(iii) Đối với các doanh nghiệp nhà nước độc lập, tại thời điểm thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.


Ngoài ra, trong trường hợp kinh doanh những ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước khi thành lập không thâp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một sô ngành, lĩnh vực, địa bàn đặc thù hoặc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định nếu có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba, về thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước.

Những quy định về thành lập doanh nghiệp nhà nước ngày càng được thay đổi, hoàn thiện theo hướng hạn chế đầu mối có thẩm quyền đê nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước, đồng thời, quy định trách nhiệm của từng chủ thể trong việc thành lập doanh nghiệp nhà nước. Với mỗi loại doanh nghiệp nhà nước cụ thể, pháp luật cũng có những quy định riêng về quy trình thành lập nhưng có thể khái quát gồm những bước sau:

Một là, đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước.

Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước phải được Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ; chủviên hoặc Chủ tịch, công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (trong trường hợp thành lập công ty con là doanh nghiệp nhà nước) đê nghị.

Người đề nghị phải căn cứ vào danh mục những ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập mới doanh nghiệp nha nước đã được chính phủ phê duyệt để xây dựng đề án và lập hô sơ thành lập doanh nghiệp nhà nước.Hồ sơ thành lập doanh nghiệp nhà nước bao gồm: tờ trình đề nghị thành lập, đề án thành lập công ty và dự thảo điều lệ doanh nghiệp nhà nước.

Hai là, lập hội đồng thẩm định hồ sơ.

Trước khi ra quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước, người có thẩm quyền quyết định thành lập phải lập hội đồng thâm định đê thẩm định hồ sơ thành lập doanh nghiệp nhà nước nhăm kiểm tra, đánh giá về sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với các quy định pháp lý, quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực. Hội đồng thẩm định bao gồm cơ quan chủ trì và các cơ quan khác tham gia ý kiến như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở. Tuy nhiên, thẩm định hồ sơ chỉ có ý nghĩa làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ba là, quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước.

Trên cơ sở kểt quả thẩm định, chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước ra quyết định thành lập.Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước được quy định khác nhau, phù hợp với loại doanh nghiệp nhà nước cụ thể.

(i) Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty đâu tư và kinh doanh vốn nhà nước;

(ii) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập công ty con là doanh nghiệp nhà nước;

(iii) Những trường hợp thành lập doanh nghiệp nhà nước khác thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Cùng với quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước, người có thẩm quyền đồng thời quyết định phê duyệt điều lệ công ty, bổ nhiệm chủ tịch và thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty trong doanh nghiệp nhà nước.

Bốn là, đăng ký doanh nghiệp.

Đăng ký kinh doanh là thủ tục pháp lý bắt buộc để “khai sinh’’ ra doanh nghiệp nói chung. Do đó, sau khi có quyết định thành lập, để được thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước cũng phải tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký doanh nghiệp.

Luật gia Trần Mỹ Hạnh - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHHEverest - Tổng đài tư vấn 1900 6198,tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].