Điều kiện và thủ tục đăng ký đất ao vườn mà cụ để lại như thế nào?

Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.

Hỏi: Cụ đẻ ra bà nội tôi trước đây có cho bà nội tôi một cái ao vườn, sau đó bà nội lại cho bố tôi cái ao vườn đó (không có giấy tờ). Từ rất lâu gia đình tôi vẫn sử dụng cái vườn ao đó để thả cá, trồng rau và không có tranh chấp gì (được bà con dân làng biết). Mới đây có chủ trương cho nhân dân đăng kí sử dụng đất ao vườǹn và gia đình có đi đăng kí nhưng bên chính quyền địa phương bảo không đăng kí được vì đất này vẫn nằm trong diện tích của xã. Đề nghị Luật sư tư vấn, gia đình tôi có thể đăng kí được mảnh đất ao vườn mà cụ tôi đã để lại cho gia đình tôi không? (Thu Phượng - Hà Nam)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6218

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật đất đai Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:

"15.Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính".

Căn cứ Điều 6 Luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

"1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. 2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. 3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan".

Theo quy định tại Điều 95 Luật đất đai năm 2013 về đăng ký đất đai quy định về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

"1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. 2. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau. 3. Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký".

Như vậy, theo quy định trên thì về nguyên tắc khi sử dụng đất thì anh (chị) phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp tại nơi anh (chị) đã có văn bản quy định về diện tích đất trên trong quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất tuy nhiên việc anh (chị) đăng ký đất đai chỉ là ghi nhận về tình trạng pháp lý anh (chị) đang sử dụng diện tích đất nào chứ không vi phạm nguyên tắc khi anh (chị) sử dụng đất vì vậy Ủy ban nhân dân xã đưa ra cơ sở trên là chưa hợp lý.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.