Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án
Hỏi: Bà tôi có 4 người con, 2 trai-2 gái. Bố tôi sinh năm 1961 và là con út. Trước đây bố tôi ở cùng bà. Năm 1978, bố tôi đã khai phá́ ra 1 mảnh đất́t. Năm 1983, bố tôi tham gia nghĩa vụ quân sự tại biên giới phía Bắc. Năm 1986, xuất ngũ trở về địa phương và ở cùng bà tôi.Theo bố tôi kể thì năm 1988, Sở Nông nghiệp phát triển nông thông Bắc Thái tiến hành đo đạc lại đất đai thì mảnh đất do bố tôi khai phá đứng tênn bố tôi. Nhưng nay, bản đồồ đó lại ghi là Đất màu. Bố tôi khẳng định là bị chính quyền xóa đi để hợp thức hóa làm bìa đỏ cho người khác là chị gái bố tôi. Nguyên do như sau: Năm 1988 trong bản đồ 299 thì có tên bà nội tôi, bác gái cả, bác trai thứ 2, mảnh đất của bố tôi thì giờ trong bản đồ là đất màu, bác gái trên bố tôi không có tên vì lúc đó bác đã lập gia đình ở nơi khác. Năm 1994, bác gái tôi ly hôn chồng và về làm nhà trên đất của bác gái cả, nhưng sau đó bị bác trai thứ 2 đánh đuổi đi (việc này còn rất nhiều hàng xóm quanh khu vực nhà tôi chứng nhận). Sau đó bố tôi thương tình nên cho bác ấy mượn ở trên đất của bố tôi. Nhưng sau đó bác ấy đã làm bìa đỏ. Đến năm 2005 gia đình tôi phát hiện ra thì bà tôi bảo quyền bà tôi cho bác ấy. Đến nay bố tôi và bác gái cả k có quyền sử dụng đất. Dù nhà tôi có xây nhà trên một phần diện tích mảnh đất bố tôi khai phá. Sau khi đánh đuổi bác gái thứ 3, bác thứ 2 đã lấy mảnh đất của bác cả làm bìa đỏ. Bà tôi thì bênh các bác và chửi nhà tôi. Tôi muốn hỏi là trong trường hợp này nhà tôi có thể có cơ hội đòi lạịi đất của bố tôi không? Bây giờ bố tôi đã hơn 50 tuổi có con và cháu nhưng 3 đời nhà tôi k có đất. Trong khi bác thứ 2 gần 10.000m2 ; bác thứ 3 2.000m2; bà nội tôi 3.000m2 thì bố tôi có được đòi hỏi quyền thừa kế giống các anh chị mình không? Bà nội tôi hộ khẩu là chủ hộ của gia đình tôi, trong trường hợp bà làm di chúcc thì có cần chữ kí của bố tôi không? Nêau bà tôi lập di chúc chia hết cho người khác thì gia đình tôi có kiện đòi quyền lợi được không? (Linh An - Hà Nam)
I. Về đòi lại đất:
Năm 1988, bố bạn đứng tên trên mảnh đất trong bản đồ số 299 đó, hơn nữa bác gái thứ ba không đứng tên bất kỳ thửa đất nào nằm ở tờ bản đồ 299. Điều này chứng tỏ rằng hiện tại bác gái thứ ba đứng tên trên mảnh đất của bố bạn thì bác phải nhận chuyển nhượngquyền sử dụng đất từ bố bạn. Tuy nhiên rõ ràng không có gì chứng minh điều này (hợp đồng tặng cho, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,...), và vì không có căn cứ gì cho nên hiện tại bác thứ ba đang chiếm hữu mảnh đất không hợp pháp và bố bạn có quyền kiện ra Tòa đòi tài sản theo Điều 258 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa".
Ngoài ra, trường hợp của bác cả nếucũng tương tự như bốbạn thì cũng có thể kiện ra Tòa đòi tài sản như trên.
II. Về việc thừa kế:
Việc bà bạn làchủ hộ hay không không quan trọng. Quan trọng ở đây là bà bạn chỉ là chủ sở hữu đối với 3000 mét vuông đất đứng tên bà mà thôi. Còn số đất còn lại bà không có quyền sở hữu cho nên cũng không có quyền di chúc chia tài sản số đất không phải sở hữu của bà.
Di chúc của bà không cần chữ ký của bất kỳ ai ngoài bà. Tuy nhiên, để di chúc hợp pháp thì di chúc đó phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Bộ luật dân sự 2005.
Nếu di chúc hợp pháp mà nội dung trong di chúc bà chia hết tài sản cho các người con khác thì gia đình bạn không có quyền đòi quyền lợi đối với 3000 mét vuông đất đứng tên của bà.
Nếu di chúc không hợp pháp, bố bạn có quyền kiện ra Tòa yêu cầu tuyên di chúc vô hiệu. Trường hợp di chúc được tuyên vô hiệu, di sản của bà sẽ được chia đều cho 4 người con của bà (bao gồm cả mảnh đất).
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận