Có thể phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận thông qua chủ thể đăng ký, chủ thể sử dụng và mục đích sử dụng của từng loại nhãn hiệu.
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 4 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:
“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”. (khoản 17) “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”. (khoản 18)
Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra một số điểm khác nhau cơ bản giữa các loại nhãn hiệu này như sau:
– Đối với nhãn hiệu tập thể: chủ thể đăng ký là cả một tập thể
– Đối với nhãn hiệu chứng nhận: chủ thể đăng ký là một tổ chức nhất định
b. Về chủ thể được sử dụng nhãn hiệu:
– Đối với nhãn hiệu tập thể: Chỉ có các thành viên trong tập thể đã đăng ký mới được sử dụng
– Đối với nhãn hiệu chứng nhận:
+ Chủ thể đăng ký phải được xem là có thẩm quyền chứng nhận.
+ Không phải mỗi chủ thể đăng ký mới được sử dụng nhãn hiệu này mà bất kỳ chủ thể nào, nếu đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt ra đều được đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
c. Mục đích khi sử dụng hai loại nhãn hiệu này:
– Đối với nhãn hiệu tập thể: các chủ thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để phân biệt hàng hóa của các thành viên trong tập thể sở hữu nhãn hiệu này với các chủ thể khác không là thành viên của tập thể đó.
– Đối với nhãn hiệu chứng nhận: mục đích của người sử dụng là để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ của mình mang nhãn hiệu.
Trên đây là một vài điểm khác biệt cơ bản giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận để có thể phân biệt nhãn hiệu tập thể với nhãn hiệu chứng nhận mà anh (chị) có thể tham khảo.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận