Di chúc bằng văn bản có chứng thực tại UBND xã phường có hợp pháp không?

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng

[?] Tôi được dì của chồng độc thân chưa có gia đình mà lớn tuổi rồi có làm di chúc để lại cho tôi căn nhà nhỏ thuộc quyền sở hữu của dì ấy, mà tờ di chúc đó được làm ở trên phường nơi có căn nhà đó, có chứng thực của chủ tịch phường thì tờ di chúc đó có giá trị pháp lý hay không? Hay tôi phải ra đâu làm di chúc thì mới có giá trị pháp lý. (Thanh Hương - Nam Định)

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Phòng Tranh tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 627 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về Hình thức của di chúc như sau: "Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng".

Điều 628 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về Di chúc bằng văn bản

"
Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực".

Như vậy theo quy định này, thì dì của bạn có thể lập di chúc bằng văn bản có chứng thực tại UBND phường.

Khoản 1 điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

"1.
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật".

Khoản 1 điều 636 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại UBND xã phường thị trấn như sau:

"
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.".

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nếu dì của bạn lập bằng văn bản có chứng thực,tuân thủ đầy đủ thủ tục quy định tại khoản 1 điều 636 Bộ Luật Dân sự 2015 nêu trên và được dì lập trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa lừa dối cưỡng ép, nội dung di chúc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì di chúc đó được xem là hợp pháp và có giá trị pháp lý.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.