Luật sư tư vấn về việc để lại di sản thừa kế là đất đai...
Hỏi: Mẹ tôi sinh được 6 người con trong đó có 2 con trai và 4 con gái. Bố tôi đã qua đời từ năm 2008. Trước khi bố tôi qua đời chưa có di chúc để lại cho con. Nay mẹ tôi cũng đã tuổi cao sức yếu muốn có di chúc để lại cho con và để con được yên bề gia thất. Con trai lớn của mẹ tôi được bố mẹ cho một ruộng rau sanh từ những năm 1978 trở về trước và đã được bố mẹ làm cho một căn nhà để ở. Nay còn lai mảnh đất mà mẹ tôi đang ở để thờ cúng tổ tiên với diện tích 320 m2. Vậy nay mẹ tôi và chị em chúng tôi muốn để lại mảnh đất đó cho con trai út của mẹ tôi có được không và mẹ tôi muốn có di chúc để lại cho các con của mẹ tôi có được không và muốn để lại cho con trai út thì có phải viết di chúc hay không? (Đinh Tuấn Anh - Hải Dương)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Mẹ bạn có thể chuyển nhượng phần đất mà mẹ bạn có quyền sử dụng cho bất kỳ người nào. Nếu mẹ bạn muốn cho con trai út ngay khi mẹ còn sống, mẹ bạn có thể lập hợp đồng tặng cho, hình thức hợp đồng phải bằng văn bản và có công chứng (Về thủ tục tặng cho, bạn vui lòng tham khảo bài viết "Tư vấn thủ tục tặng cho đất"đã đăng trên trang web Luật Minh Gia). Nếu mẹ bạn muốn để cho con trai út hay bất kỳ người con nào sau khi mẹ qua đời, mẹ bạn cần lập di chúc, di chúc này cũng phải bằng văn bản và cũng phải có công chứng (Chi tiết các vấn đề liên quan đến di chúc bạn vui lòng tham khảo bài viết "Thủ tục lập di chúc và quy định liên quan" trên trang web Luật Minh Gia).
Tuy nhiên, viêcxác định phần đất thuộc về mẹ bạn trong trường hợp nàysẽ tùy vào nguồn gốc đất, theo đó sẽ có các tình huống sau:
Trường hợp 1:Đất là tài sản riêng của mẹ bạn.
"Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
"Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản riêng:Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Như vậy, đất được xác định là tài sản riêng của mẹ bạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên một mình mẹ bạn và đất này đứng tên mẹ bạn trước khi cha mẹ bạn kết hôn, hoặc nguồn gốc đất này là của mẹ bạn được tặng cho, thừa kế riêng.
Đối với trường hợp này mẹ bạn có quyền định đoạt đối với toàn bộ mảnh đất. Theo đó mẹ bạn có thể thực hiện tặng cho hay để lại di chúc cho bất kỳ ai toàn bộ hoặc bất kỳ phần nào của mảnh đất.
Trường hợp 2: Đất là tài sản chung của cha mẹ bạn.
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Với trường hợp này mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt (chuyển nhượng, tặng cho hoặc để lại di chúc cho bất kỳ ai) đối với một nửa mảnh đất thuộc sở hữu của mẹ bạn. Một nửa mảnh đất còn lại được tính là di sản của cha bạn và khi cha bạn không có di chúc thì phần đất này sẽ được chia cho tất cả những người thừa kế theo pháp luật của cha bạn, những người này bao gồm: ông bà nội bạn (nếu còn sống hoặc nếu ông bà qua đời sau cha bạn), mẹ bạn và tất cả con của cha bạn (bao gồm cả con đẻ và con nuôi).
Theo đó nếu gia đình cùng muốn để lại phần đất này cho người con út thì tất cả những người thừa kế theo pháp luật của cha bạn cần lập một văn bản phân chia di sản thừa kế (có công chứng) với nội dung thỏa thuận là để lại phần thừa kế của mình cho người con út. Nếu có bất kỳ người thừa kế nào không đồng ý về việc chia thừa kế thì có thể kiện ra tòa trong thời hiệu khởi kiện là 10 năm kể từ thời điểm cha bạn mất.
Trường hợp 3: Đất là sở hữu chung của hộ gia đình.
Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
"Điều 109 quy định:1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý”.
Với trường hợp này mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt đối với một phần đất thuộc sở hữu của mẹ bạn. Chẳng hạn, nếu mẹ bạn lập di chúc để lại cho con trai út toàn bộ phần đất của mình thì sau khi mẹ bạn mất, người con trai út sẽ được thừa kế một phần mảnh đất thuộc sở hữu của mẹ bạn trong khối tài sản chung. Đồng thời, người con trai út được một phần đất thừa kế của cha bạn khi chia theo pháp luật như trên.
Ngoài ra, như bạn nói, nếuhiện gia đình đều muốn để lạiđất cho người con út thì việc chuyển nhượng toàn bộ mảnh đất sẽ thực hiện như sau: (1) Đối với phần đất được tính là di sản của cha bạn, tất cả người đồng thừa kế lập văn bản phân chia di sản thừa kế, thỏa thuận chuyển toàn bộ phần di sản của cha bạn cho người con út; (2) Đối với phần đất của mẹ bạn, mẹ bạn làm hợp đồng tặng cho hoặc lập di chúc để lại toàn bộ phần đất thuộc về mình cho con út; (3) Đối với phần đất còn lại, tất cả thành viên trong hộ gia đình cùng lập hợp đồng tặng cho để cho người con út.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận