-->

Đất chung sổ đỏ nhưng một bên đem đi tặng cho có khởi kiện đòi lại được không?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp đất chung sổ đỏ nhưng một bên đã đem đi tặng cho, có khởi kiện được không.

Hỏi: Đất nhà tôi vẫn chung sổ đỏ với nhà bà tôi (gia đình tôi đã đóng thuế đất riêng), khi bà tôi ốm nặng ông nội tôibỏ đi hơn 30 năm, đã lấy vợ và đang sinh sống ở nơi khác về thăm bà tôi. Trong thời gian thăm bà tôi ông cùng con gái (tức cô của tôi) đã bế bà tôi lên phòng công chứng làm giấy trao tặng đất cho cô tôi bao gồm cả mảnh đất nhà tôi đang ở lúc đó gia đình chúng tôi không biết gì. Trong giấy trao tặng đất có điểm chỉ và chữ ký của ông bà tôi có dấu công chứng. Sau khi biết được sự việc gia đình tôi đã làm đơn lên sở Tài nguyên môi trường xin dừng việc làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cô tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu khởi kiện ra toà gia đình tôi có lấy lại được đất không? ( Hương Trang - Thái Nguyên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật đất đai Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan đến vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:

- Về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung: "1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. 2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: a) Bất động sản; b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình". ((Điều 35 Luật hôn nhân và gia điình năm 2015))

Như vậy, nếu mảnh đất đó là tài sản riêngcủa một mình bà anh (chị), thì bà anh (chị) có quyền định đoạt với mảnh đất đó, còn nếu là tài sảnchungcủa ông bà anh (chị), thì khi tặng cho gia đình anh (chị) cũng phải được sự đồng ý củaông anh (chị).

- Về người yêu cầu công chứng: "1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài. Người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức đó. 2. Người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự, xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác,tính hợp pháp của các giấy tờ đó". ( Luật công chứng năm 2006 ).

Theo thông tin mà anh (chị) cung cấp, ông nội anh (chị) trở về khi bà anh (chị) ốm nặng, và ông anh (chị) đã "bế" bà anh (chị) lên phòng công chứng làm giấy trao tặng. Trong trường hợp khi đó, liệu bà anh (chị) có khả năng nhận thức được hành vi của mình không? Có đủ minh mẫn, tỉnh táo và biết rõ những gì mình đang làm? Nếu bà anh (chị) không nhận thức được hành vi lúc đó của mình thì bên công chứng thực hiện thủ tục công chứng trao tặng đất đã khôngthực hiện đúng thủ tục công chứng. Do đó, văn bản công chứng sẽ không có hiệu lực. Trong trường hợp này, anh (chị) có thể khởi kiện để lấy lại đất.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.