-->

Cách xử lý đối với tài sản thừa kế chung?

Trường hợp người chết có để lại di chúc, di sản thừa kế được chia theo di chúc

Hỏi: Sau khi ba mẹ tôi mất có để lại di chúc phân chia tài sản cho các con. Ba mẹ tôi uỷ quyền cho anh thứ 6 hiện nay xuất gia là người thực hiện phân chia theo di chúc. Phần phân chia đãxong. Theo di chúc để lại: 2/9 để tế tự hằng năm và3/9 để giúp đỡcác anh em gia đình lúc khó khăn. Toàn bộ phần này do anh 6 tôi quản lý. Dichúc đượcchia từ năm1992. Gia đình tôi gồm 8 thành viên,nay đãmất khá nhiều,chỉ còn anh 3 hiện ở nước ngoài,anh 6 và tôi là em út. Hiện tại tôi thờ ông bà và cửu huyền. Cuộc sống của tôi rất khó khăn và đang thuê phòng trọ để ở. Tôi đãnhiều lần đến anh 6 để muốn nhận phần đượcgiúp đỡtheo di chúc để lại. Anh 6 tôi hiện nay làtrụ trì chùa,nhưng không làm theo giấy ủy quyền của di chúc. Vậy kính mong Luật sư tư vấn giúp tôi, nên làm gì và làm sao để nhận được phần tế tự + phần giúp đỡ anh em theo di chúc cha me tôi để lại? (Thư Kỳ - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định vềdi sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

"1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng".

Theo đó, bạn hoàn toàn có quyền được nhận phần di sản thờ cúng mà ba mẹ để lại. Phần tài sản để giúp đỡ anh em lúc khó khăn cũng là quyền lợi của những người thừa kế, và bạn được hưởng một phần trong số tài sản đó.

Anh 6 là người được giao quản lý di sản và sử dụng trong trường hợp cần thiết. Việc anh 6 không giao số tài sản đáng được hưởng cho bạn là đã vi phạm quy định khi khôngthực hiện nghĩa vụ dân sự. Điều 302 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

"1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền".

Để giải quyết trường hợp này, bạn nên nói chuyện lại một lần nữa với anh 6. Trình bày rõ hoàn cảnh và trách nhiệm thờ cúng, ba mẹ đã để lại tài sản mong anh thực hiện theo di nguyện. Khi cảm thấy không thể nói chuyện được với anh bạn nữa thì bạn hãy khởi kiện lên Toà án cấp huyện để yêu cầu anh bạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, trao số tài sản thích đáng cho bạn.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.